Bình Thuận chú trọng phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Xu hướng phục hồi và phát triển đàn heo
Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người dân và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, theo ông Châu Ngọc Tấn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định, không có tình trạng bệnh trên gia súc, gia cầm trở thành dịch. Đặc biệt, các địa phương đã tổ chức tiêm phòng một số loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm với trên 4,5 triệu liều, kiểm dịch động vật các loại với quy mô lớn…
Cũng theo ông Châu Ngọc Tấn, trước thực tế diện tích đồng cỏ, nơi chăn thả ngày càng bị thu hẹp trên địa bàn tỉnh, xu thế hiện nay của người chăn nuôi là đầu tư nuôi heo với hình thức chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Trong đó, chú trọng các biện pháp xử lý triệt để các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Cải tiến và nâng cao chất lượng đàn giống. Đây cũng là thời điểm giá heo hơi tương đối ổn định, ít dịch bệnh nên được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Tiêu độc khử trùng môi trường
Bộ Nông nghiệp & PTNT nhận định, từ nay đến cuối năm 2015, nguy cơ xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm rất cao. Đặc biệt hiện nay, diễn biến bệnh cúm A/H7N9 tại Trung Quốc vẫn rất phức tạp. Trong khi đó việc vận chuyển trái phép gia cầm giống vào trong nước tiêu thụ vẫn chưa chấm dứt. Vì vậy, để chủ động ngăn chặn các chủng vi rút gây bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh. Riêng đối với Bình Thuận, song song tập trung phục hồi, phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm để phòng trừ dịch bệnh.
Mặt khác, tăng cường công tác kiểm dịch động vật ra, vào tỉnh và kiểm soát giết mổ để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan từ bên ngoài vào. Lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh cho biết thêm: “Thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 1/2015, trạm thú y các địa phương đã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm... Qua đó nhằm cắt đứt đường truyền lây của vi rút trên quần thể gia súc, gia cầm và trong môi trường...
Theo số liệu điều tra chăn nuôi toàn tỉnh (1/4/2015), chăn nuôi gia súc đang có xu hướng phục hồi và phát triển. Cụ thể, đàn bò tăng 2,7% so cùng kỳ, với 164. 315 con/160.011 con; đàn heo tăng 3,3% so cùng kỳ, với khoảng 254.000 con/ 246.000 con. Riêng đàn gia cầm giảm 2% (2,58 triệu/2,63 triệu con). Ước cả năm, đàn bò đạt 168.000 con, đàn heo 280.000 con, tăng 5,4% so năm 2014...
Related news
Thời gian qua, nhiều nông dân ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình. Trong đó có mô hình nuôi rắn hổ hèo, ếch kết hợp nuôi cá trê của anh Lê Văn Phú ở ấp Hậu Hoa.
Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.
Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.
Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.