Bình Định Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản Thực Hành VietGAP

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác khuyến ngư với chuyên đề “Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản (NTTS) tốt - VietGAP”. Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên (HV) là cán bộ trạm khuyến nông, khuyến nông viên-khuyến ngư viên cơ sở trong tỉnh.
Trong thời gian hai ngày, các HV được trang bị những kiến thức, quy định về thực hành NTTS sạch, bền vững theo hướng VietGAP. Được biết đây là lớp thứ 5 do Trung tâm KNKN tổ chức theo kế hoạch huấn luyện đào tạo, từ nguồn kinh phí chương trình khuyến nông của tỉnh trong năm 2014.
Được biết, ngoài lớp tập huấn nói trên, từ đầu tháng 10.2014 đến nay, Trung tâm KNKN đã tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác KNKN trong tỉnh theo hướng bồi dưỡng chuyên đề với các nội dung: “Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”, “Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) với cây đậu phụng, cây bắp lai trên đất chuyển đổi” với gần 250 HV tham dự.
Ngoài việc được trang bị kiến thức, tiến bộ KHKT, những quy định mới trong trồng trọt, chăn nuôi và NTTS để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ làm công tác KNKN ở cơ sở, HV còn được tham quan các mô hình thực tế để bổ sung kiến thức.
Related news

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Hiện nay hầu hết nông sản ngoài thị trường qua xét nghiệm mức độ đảm bảo tương đối cao (trên 90%), song vẫn chưa được người tiêu dùng thật sự yên tâm, tin tưởng. Vì vậy, việc xây dựng thành công chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn, hai mặt hàng quan trọng nhất hiện nay cho Hà Nội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.