Biến Đất Hoang Thành Trang Trại Tiền Tỷ

Trong khi nhiều chủ trang trại nuôi lợn khác đang phải đau đầu với bài toán lỗ lãi do giá thịt lợn bấp bênh, trang trại của chị Trần Thị Thuấn Hoa ở xã Nam Cường (huyện, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn có thu nhập hơn 60 tỷ đồng, lợi nhuận 6 tỷ đồng mỗi năm.
“Trang trại của chị Hoa to lắm, dễ tìm lắm. Anh lên bờ đê đi đến Đồn Biên phòng Cửa Lân, rồi rẽ trái đi thêm khoảng 2 cây số nữa là đến trang trại của chị Hoa”, người đàn ông địa phương cho biết vậy khi chỉ đường.
Bỏ phố về quê
Mới 31 tuổi nhưng chị đã sở hữu hai trang trại nuôi lợn rộng gần chục ha. Năng động, quyết đoán, không ngại thử thách là những cảm nhận đầu tiên khi gặp người phụ nữ này.
Không giống như nhiều người cũng đầu tư trang trại nuôi lợn, chị Hoa chọn hướng đi khác. “Ngay từ bắt đầu, tôi đã quan tâm đến vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trang trại gây ô nhiễm, người dân phản đối thì không thể làm ăn được. Môi trường tốt, chất lượng sản phẩm mới đảm bảo mới có thể phát triển lâu dài”, chị Hoa mở đầu câu chuyện.
Tốt nghiệp THPT, không giống các bạn cùng trang lứa coi đại học là con đường lập nghiệp, chị Hoa quyết định đi làm việc theo diện xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Và những năm làm việc bên đó, chị Hoa thấy và học tập cách làm trang trại nuôi lợn hiện đại ở Hàn Quốc. Chị nuôi ý tưởng làm giàu từ con lợn.
Về nước, lấy chồng có điều kiện kinh tế nhưng chị Hoa không chịu yên phận hưởng sự an nhàn mà quyết định bất ngờ là bỏ phố về quê mua đất làm nông dân.
Năm 2008, chị cùng chồng về xã Nam Cường, huyện Tiền Hải thuê hơn 3 ha đất xây dựng trang trại nuôi lợn thịt. Ban đầu, bố mẹ hai bên phản đối gay gắt. Còn bạn bè bảo chị là “hâm”, nhà cao cửa rộng chẳng ở, lại về vùng đất hoang vu ăn sương nằm gió.
Chưa có kinh nghiệm chăn nuôi nhưng chị vẫn dốc toàn bộ tài sản hàng tỷ đồng vào trang trại. “Mới đầu cũng lo lắm, như ngồi trên đống lửa, nhưng vì niềm đam mê và muốn khẳng định mình nên tôi vẫn quyết làm. Nếu không mạo hiểm sao có được thành quả như bây giờ”, chị Hoa nói.
“Vợ chồng tôi cũng không nghĩ, lập nghiệp lại gian khổ đến thế. Ở đây là vùng đất trũng, nước ngập mênh mông. Suốt hai tháng trời ròng rã thuê người đổ cát mới thấy mặt bằng. Da đen sạm đến nỗi người thân xuống chơi không nhận ra”.
Nhưng đất chẳng phụ công người. Một trang trại quy mô, hiện đại mọc lên trên vùng đất bỏ hoang. Ngay năm đầu tiên, chị xuất hơn 500 tấn lợn thịt, thu lãi cả tỷ đồng. Thành công đã tiếp sức cho người phụ nữ giàu nghị lực thực hiện kế hoạch dài hơi, xây dựng trang trại nuôi lợn khép kín lớn nhất miền Bắc.
Làm ăn lớn
Hai năm đầu nuôi lợn thịt, tuy có lãi nhưng lợi nhuận chưa cao. Sau khi đi tham quan một số trang trại ở các tỉnh miền Bắc, tham vấn một số chuyên gia chăn nuôi, chị nhận thấy, nếu chỉ nuôi lợn thịt chỉ là phát triển phần ngọn. Phải xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín từ nuôi lợn nái lấy con giống, rồi nuôi lợn thịt mới mang lại lợi ích kinh tế cao.
Năm 2010, chị thuê gần 6 ha đất trũng ở xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải để mở trang trại nuôi lợn nái. Chị đầu tư hơn 20 tỷ đồng vào trang trại, thuê công ty chăn nuôi tư vấn thiết kế, xây dựng.
Đột phá trong cách phát triển trang trại của chị Hoa là áp dụng tối đa khoa học kỹ thuật vào quy trình chăn nuôi. Đơn cử như việc thụ tinh cho lợn nái ở trang trại của chị với 1.600 con lợn nái đều được thực hiện bằng máy, đảm bảo chất lượng con giống đồng đều.
Chị Hoa cho biết, dù là công nhân trong trang trại hay người ngoài đều phải qua phòng sát trùng mới được vào trong và được giám sát bằng thiết bị hình ảnh. Nhờ vậy mà trang trại của chị luôn vô sự trước dịch bệnh.
Hiện, mỗi tháng chị xuất trên 2.500 con lợn giống, mang về hơn 5 tỷ đồng. Tổng cộng, hàng năm, trang trại cho tổng thu nhập trên 60 tỷ đồng, tạo việc làm cho 50 lao động địa phương.
Trang trại của chị đã trở thành mô hình “kiểu mẫu” và được bà con nông dân trên toàn quốc về tham quan, học hỏi và chị trở thành “kỹ sư chăn nuôi” tận tâm hướng dẫn cách xây dựng trang trại.
Với những đóng góp tích cực cho xã hội, chị đã được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen. Mới đây, chị đã được tôn vinh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu. Chị cũng được bầu làmĐại biểu HĐND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2011 - 2016, kiêm Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh Thái Bình.
Đang dở câu chuyện, chuông điện thoại của chị reo, đầu dây bên kia là đề nghị của đoàn nông dân TP Hà Nội muốn đến tham quan, tìm hiểu cách làm trang trại nuôi lợn của chị!
Related news

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi), một trong 6 cơ sở được tỉnh duyệt đủ tiêu chuẩn đóng mới, thời điểm này khá nhộn nhịp. Chỉ vào đôi tàu có công suất gần 600CV vừa hoàn thành đóng mới và đã làm lễ hạ thủy, ông Cao Minh Êm, thôn Tân An vui mừng, bảo: “Con tàu cứng cáp lắm.

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Cũng theo ông Minh, ngày 24.11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa - kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.

Ngân sách tỉnh bỏ ra hơn 7 tỉ đồng, phải mất đến hai năm triển khai thực hiện ... Thế nhưng, khi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP cho quy trình nuôi cá tra chưa ráo mực, những nông dân ở Trà Vinh đã phải nói lời chia tay với dự án.

Gần đây, ở ĐBSCL xuất hiện khá nhiều mô hình sản xuất mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh, lao động và bảo vệ môi trường. Mô hình nuôi heo và ương tôm giống trong nhà kính của HTX kinh tế Xanh thuộc ấp An Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu là một điển hình.