Thừa Thiên - Huế: Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Dựa Vào Cộng Đồng

Mấy tháng qua, ngư dân các huyện ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) luôn bội thu nguồn lợi từ thủy sản. Riêng ở xã Điền Hải (huyện Phong Điền), ngư dân liên tục thắng đậm cá dìa, đem về hàng trăm triệu đồng. Có được kết quả này là do địa phương đã triển khai tốt chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích lên đến 22.000 ha, trải dài qua 5 huyện gồm Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chị cục Bảo vệ Tài nguyên môi trường Thừa Thiên - Huế, toàn tỉnh hiện có trên 14.000 lao động sống dựa vào nguồn lợi từ đầm phá này, vì thế việc nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đây là hết sức cần thiết.
Để góp phần ngăn chặn việc đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như dùng xung điện, giã cào, lừ, nò sáo..., UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công văn cho phép thành lập các trung tâm bảo vệ thủy sản, tiến hành thả con giống, tạo điều kiện cho thảm thực vật, rong rêu phát triển để làm nguồn thức ăn cho tôm cá. Các khu bảo vệ thuỷ sản là các vùng cấm khai thác, tôm cá được bảo vệ để sinh sản, sau đó nguồn lợi được phát tán bổ sung ra các vùng đầm phá xung quanh, nơi ngư dân được phép khai thác. Điều đáng nói là, dự án được triển khai dựa vào sức cộng đồng, nghĩa là người dân địa phương tự thành lập và quản lý. Khi được giao quản lý diện tích mặt nước, người dân sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Trung tâm Bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, xã Vinh Phú (huyện Phú Vang) là trung tâm đầu tiên được thành lập với diện tích 23,6 ha. Ông Bình cho biết: "Các trung tâm bảo vệ thủy sản có ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, dễ quản lý, quy mô nhỏ nên dễ dàng được nhân dân và chính quyền địa phương chấp nhận. Giải pháp lập khu bảo vệ thủy sản dựa vào cộng đồng được xem là phù hợp trong điều kiện hiện nay".
Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thành lập thêm 5 trung tâm bảo vệ thủy sản trải đều khắp các huyện ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với tổng diện tích hơn 160 ha. Hiện, tỉnh đang tiếp tục thành lập thêm 2 khu nữa là Khu bảo vệ thủy sản Cồn Sáo (xã Hương Phong - Hương Trà) với diện tích 16 ha và khu Vành Lăng (xã Lộc Bình - Phú Lộc) với 15 ha.
Trước đó, nhằm ngăn chặn kiểu đánh bắt tận diệt, Thừa Thiên - Huế đã tiến hành sắp xếp, phân bổ; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép với khoảng 1.260 nò sáo được giải tỏa, sắp xếp lại. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong đợt cá Nam vừa qua, ngành chức năng đã bắt và xử lý 41 trường hợp khai thác thủy sản trái phép trên đầm phá và ven biển, xử phạt hành chính 56,4 triệu đồng, tịch thu 24 bình điện, 20 kích điện và các ngư cụ khác.
Related news

UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng nâng cao công suất để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả nghề cá; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thông qua các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, HTX đánh bắt xa bờ, nghiệp đoàn nghề cá,…

Theo báo cáo của Cục Thú y, từ đầu năm 2014 đến 30/5/2014, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại tại 232 xã, phường, thị trấn của 60 huyện, thị, thành phố trực thuộc 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với tổng diện tích bị thiệt hại khoảng là 14.000 ha (nguyên nhân do dịch bệnh khoảng 10.000 ha, do môi trường 4.000 ha), bao gồm diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng khoảng 5.000 ha, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khoảng 1.700 ha và một số bệnh khác.

Chỉ sau một thời gian ngắn nhân giống lợn rừng, ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã trở thành chủ nhân của một trang trại lợn rừng rộng tới 8ha với hơn 100 con, bao gồm cả lợn sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.

Vụ lúa xuân 2013-2014, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Hải Phòng xây dựng 6 mô hình sản xuất lúa VietGap và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 160 ha tại các xã: An Tiến (huyện An Lão), Phả Lễ (huyện Thủy Nguyên), Cộng Hiền (huyện Vĩnh Bảo), Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng), Cao Minh (huyện Vĩnh Bảo) và Đông Phương (huyện Kiến Thụy).

Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, Đà Lạt cho rằng: Vì 2 năm trở lại đây giá Atiso tăng cao nên bà con quay lại trồng Atiso rất nhiều, diện tích Atiso tại phường 12 khoảng 45ha, tăng 5ha. Sản lượng Atiso cung cấp ra thị trường tăng nên giá giảm đi.