Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh Thường Gặp Liên Quan Đến Dinh Dưỡng Trên Cá Nuôi

Bệnh Thường Gặp Liên Quan Đến Dinh Dưỡng Trên Cá Nuôi
Publish date: Saturday. February 15th, 2014

Yếu tố tác động môi trường như nguồn nước, các tạp chất tồn tại trong ao cao sinh ra nhiều mùn bã hữu cơ, vi sinh vật có hại phát sinh và phát triển gây bệnh cho cá, một trong số bệnh đáng quan tâm đó là bệnh ký sinh trùng đường máu trên mô hình nuôi cá.

Ngoài những yếu tố môi trường tác động trên, còn có một khâu cực kỳ quan trọng đó là khâu quản lý thức ăn hợp lý, tức là thức ăn có đầy đủ các chất khoáng và vitamin cần thiết để cá phát triển khoẻ mạnh. Một trong số những vấn đề cần quan tâm hiện nay là các bệnh liên quan đến dinh dưỡng trên mô hình cá nuôi, sẽ xuất hiện nhiều khi mà thị trường giá cả đang bất lợi cho người sản xuất.

Thành phần thức ăn chính mà các hộ nuôi trồng thuỷ sản sử dụng hiện nay đó là tấm, cám và cá hoặc bột cá được pha chế bằng cách nấu chín hay phối trộn tươi rồi ép thành viên tuỳ theo loại cá nuôi mà có cách chế biến thức ăn khác nhau. Đối với mô hình nuôi cá tra, cá ba sa đa số bà con ngư dân thường áp dụng cách nấu tấm, cám và cá cho cá ăn.

Ông Nguyễn Văn Hải, ngư dân nuôi cá tra hầm ở xã Bình Mỹ huyện Châu Phú cho biết; năm nay ông nuôi được 40.000 con cá tra, hiện nay cá đã đến kỳ thu hoạch đúng vào thời điểm rớt giá chỉ còn trên 8.500 đồng/ký thấp hơn giá thành thức ăn mà ông Hải đầu tư nuôi trong niên vụ năm nay.

Bên cạnh đó giá của một số nguyên liệu chế biến tăng cao như: tấm, cám từ 2.200 đồng ký, cá biển từ 4.000 đồng trở lên, bột đậu nành giá 1 ký thức ăn khoảng 2.700 đồng, nên ông Hải chỉ cho ăn cầm chừng vì bán cá thời điểm này thì lỗ nặng.

Hầu hết các mô hình nuôi trồng thuỷ sản hiện nay, đa số bà con ngư dân ít quan tâm về khẩu phần dinh dưỡng trong thức ăn của cá, mà chỉ áp dụng nhiều biện pháp và sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp để tự chế thức ăn cho cá nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí trong mô hình nuôi cá của mình.

Theo các nhà chuyên môn ngành thuỷ sản thì ngoài các loại thức ăn truyền thống, thì vai trò của các protein, các vitamin, acid amin và chất khoáng sẽ có ý nghĩa rất lớn đến sự tăng trưởng của cá nhất là yêu cầu chất lượng cá thương phẩm đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện nay. Theo kỹ sư Đặng Hồng Đức, Trưởng bộ phận thuỷ sản Cty Liên Doanh Bio Pharmachemie cho biết: Nếu thiếu protein sẽ làm cho cá giảm tăng trưởng, sinh sản kém, cá thịt chậm lớn.

Thiếu vitamin B1 cá kém ăn, vitamin B2 làm đục thuỷ tinh thể, vitamin B5 làm mang cá ứa nhớt hôi thúi, vitamin B 6 cá bị rối loạn thần kinh, cá lồi mắt , thiếu vitamin B12 hồng cầu dễ vỡ, thiếu vitamin E cá dễ bị xuất huyết và cá mở vàng còn vitamin C sẽ giảm sức đề kháng đồng thời nẩy sinh nhiều dịch bệnh.

Một số bà con ngư dân cho rằng hiện nay giá cá tra bị tụt giá nghiêm trong thì việc cho cá ăn cầm chừng để chờ tăng giá là cách làm thụ động. Nếu với cách nghĩ như vậy cá tra sẽ ốm dẫn đến hiện tượng biến ăn, đồng thời khả năng chống chịu với các loại bệnh có liên quan đến dinh dưỡng sẽ phát sinh làm cho cá kém phát triển và dẫn đến chất lượng cá bị giảm sút.

Cho dù giá cá có thấp ở thời điểm hiện nay, nhưng những vấn đề bệnh liên quan đến dinh dưỡng cũng cần được bà con ngư dân quan tâm. Phòng bệnh có liên quan đến dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi cá. Kỹ sư Đặng Hồng Đức, Trưởng bộ phận thuỷ sản Cty Liên Doanh Bio Pharmachemie khuyến cáo bà con ngư dân cần định kỳ vệ sinh ao, bè thường xuyên bằng BIOXIDE.

Trong quá trình chế biết thức ăn các protein, các vitamin, acid amin và chất khoáng sẽ mất đi do quá trình đun nấu do vậy bà con ngư dân cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng kịp thời sẽ giảm hiện tượng shock nhất là thời điểm giao mùa, bà con có thê bổ sung vitamin C, hay Sorbitol trong khẩu phần ăn mỗi ngày, đồng thời có thể bổ sung dinh dưỡng cao cấp như Nutri Fish, Nutri Ferm theo liều lượng hướng dẫn trong bao bì.

Chọn giống khoẻ mạnh, đều cở và không mang mầm bệnh là cách tốt nhất để mô hình nuôi cá của mình thành công. Những yếu tố về khẩu phần thức ăn bà con ngư dân cũng cần hết sức quan tâm, nhất là không nên cho cá ăn quá thừa thức ăn vừa lãng phí vừa ảnh hưởng đến môi trường nuôi cá của mình .


Related news

Giá Cà Phê Nhân Ở Đắk Lắk Tăng Cao Nhất Từ Đầu Vụ Giá Cà Phê Nhân Ở Đắk Lắk Tăng Cao Nhất Từ Đầu Vụ

Từ ngày 29/5 đến nay, giá cà phê nhân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng tăng lên cao nhất kể từ đầu niên vụ tới nay.

Friday. June 1st, 2012
Rủi Ro Cao Cho Người Nuôi Tôm Cà Mau Rủi Ro Cao Cho Người Nuôi Tôm Cà Mau

Trong tuần vừa qua, 2lúa có dịp về vùng "nóng" nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau. Hiện nay, toàn địa bàn tỉnh Cà Mau đang vào mùa vụ nuôi tôm, các đầm ao đang trong giai đoạn xử lý nước hoặc đã bắt đầu thả tôm

Sunday. April 17th, 2011
Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cây Mận Áp Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Nâng Cao Chất Lượng Cây Mận

Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

Saturday. June 2nd, 2012
Tiền Giang: Phụ Phẩm Rơm Bắt Đầu Có Giá Tiền Giang: Phụ Phẩm Rơm Bắt Đầu Có Giá

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

Tuesday. April 19th, 2011
Lợi Nhuận Cao Từ Trồng Xoài Úc Ở Khánh Hòa Lợi Nhuận Cao Từ Trồng Xoài Úc Ở Khánh Hòa

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Monday. June 4th, 2012