Home / Cá nước ngọt / Cá tai tượng

Bệnh Sùi Bọt Cua Trên Cái Tai Tượng

Bệnh Sùi Bọt Cua Trên Cái Tai Tượng
Publish date: Friday. December 2nd, 2011

Giá cá tai tượng thịt đang cao ngất ngưởng, người nuôi thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nghề ương nuôi cá tai tượng đang phải đối mặt dịch bệnh “sùi bọt cua” khiến lượng cá cung cấp cho thị trường giảm mạnh.

Bệnh “sùi bọt cua”

Bà Văn Thị Kim Ngân, chủ trại giống Mười Hiếu, xã Phước Thạnh, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, cá tai tượng giống hiện đang khan hiếm và giá cao. Nguyên nhân là do năm nay cá tai tượng thịt có giá gần gấp đôi so với năm ngoái nên nhiều người đổ xô nuôi cá tai tượng, khiến nhu cầu giống cá này tăng mạnh. Bên cạnh đó, cá tai tượng ngày càng khó ương, tỷ lệ ương từ cá bột lên cá giống chỉ đạt khoảng 40%, nên nhiều người bỏ sản xuất bột, ương cá tai tượng giống.

Mặt khác, theo bà Ngân, dịch bệnh trên cá tai tượng giống cũng khiến cho lượng cá giống cung cấp cho thị trường giảm mạnh. “Một anh chuyên cung cấp cá giống cho cơ sở của tôi đã bị mất trắng hơn 200 triệu đồng, bởi chỉ 2-3 ngày sau khi bơm nước từ ao kế bên để cung cấp cho ao ương cá tai tượng giống sắp thu hoạch, ao cá còn khoảng 400.000 con của anh ta đã bị bệnh “sùi bọt cua” chết sạch”, bà Ngân kể.

Bệnh “sùi bọt cua” đang hoành hành trên cá tai tượng

Ông Nguyễn Văn Tây, nông dân nuôi cá tai tượng xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) chia sẻ, vấn đề kiểm dịch giống trước khi mua là rất quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, nguồn giống cá tai tượng rất khan hiếm nên việc một, hai hộ nuôi yêu cầu cơ sở kinh doanh cá giống thực hiện kiểm dịch giống hay người nuôi tự lấy cá giống đem kiểm dịch là khó thực hiện. Do đó, người nuôi cá mua giống cũng theo kiểu hên xui, bởi có người mua giống về thả nuôi với tỷ lệ sống rất cao nhưng cũng có người chỉ thả giống vài ngày đã chết sạch.

Khó trị

Bệnh “sùi bọt cua” không chỉ gây hại trên cá tai tượng giống mà còn hoành hành trên cá tai tượng nuôi thịt. Các kiểm nghiệm viên phòng Xét nghiệm bệnh thủy sản (Chi cục Thủy sản Tiền Giang) cho biết, các mẫu cá tai tượng bệnh (cá thịt và cá giống) được người dân đem đến xét nghiệm trong thời gian qua đều phát hiện các tác nhân gây bệnh này. Đây là bệnh “nền” gây suy yếu cá, từ đó dẫn đến các bệnh cơ hội khác như xuất huyết mang, vây, nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe… Nguyên nhân chủ yếu là do lấy nước từ nguồn bị ô nhiễm, cải tạo ao không kỹ, hoặc mua nhầm cá giống mang tác nhân gây bệnh. Biện pháp xử lý là kêu bán ngay đối với những ao cá thịt đạt kích cỡ thương phẩm, còn nếu tiếp tục nuôi thì chỉ có thể cải thiện chất lượng nước (thay nước, diệt khuẩn) và tăng sức đề kháng cho cá (trộn Vitamin C vào thức ăn) để giúp cá mạnh vượt qua dịch bệnh.

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, bệnh “sùi bọt cua” là một loại bệnh xảy ra phổ biến trên cá tai tượng trong mấy năm nay và ngày càng gây ra nhiều thiệt hại. Tác nhân gây bệnh là bào tử sợi có hai cực nang Myxobolosis hay bào tử sợi có đuôi Henneguyosis ký sinh trên mang cá, gây tổn thương mang khiến cá khó hô hấp phải lên mặt nước đớp không khí và xì hơi nên được gọi là bệnh sùi bọt cua.

Cả hai loại bào tử sợi này đều có lớp vỏ kitin bao bọc ngoài nên khi dùng các loại hóa chất để tiêu diệt thì đòi hỏi nồng độ hóa chất phải cao hơn nhiều so với các loại tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, nếu ao ương nuôi đang có cá mà dùng hóa chất với liều lượng quá cao thì cá nuôi đã chết trước khi các tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt. Vì vậy, về cơ bản bệnh “sùi bọt cua” chỉ có thể phòng mà không thể trị.

Chú ý phòng bệnh

Để hạn chế những thiệt hại do bệnh “sùi bọt cua” gây ra trên cá tai tượng, Chi cục Thủy sản Tiền Giang khuyến cáo người ương cá giống và nuôi cá thịt (đặc biệt là cá tai tượng) cần chú ý đến khâu chuẩn bị ao nuôi, nhất là đối với những ao cũ.

Muốn vậy, trước hết cần phải nạo vét kỹ nền đáy, bón vôi với liều 120-150 kg vôi bột/1.000m2, phơi đáy đến khi đất nứt nẻ mới lấy nước vào ao (đối với đất phèn chỉ phơi đến khi ráo nước). Sau khi lấy nước vào ao, cần sát trùng nước bằng hóa chất với liều lượng cao và chờ cho đến khi hóa chất xử lý tồn dư trong nước ao bị phân hủy hoàn toàn (tùy theo từng loại hóa chất) mới tiến hành gây tảo và thả cá bột để ương giống hay nuôi cá thịt.

Lưu ý, trong mọi trường hợp cần chọn con giống tại các cơ sở kinh doanh cá giống có uy tín, được cơ quan thú y kiểm dịch chặt chẽ; và cần thay đổi các đối tượng khác nhau qua từng vụ ương nuôi để cắt đứt mầm bệnh trong ao.


Related news

Nuôi cá tai tượng an toàn sinh học cho năng suất cao Nuôi cá tai tượng an toàn sinh học cho năng suất cao

Thay đổi tập quán sản xuất của nông dân nuôi cá tai tượng theo an toàn sinh học sẽ giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho cá nuôi, tăng năng suất, chất lượng cá.

Friday. August 26th, 2016
Để nuôi cá tai tượng hiệu quả Để nuôi cá tai tượng hiệu quả

Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Tuy nhiên lúc nhỏ cá cần nhiều thức ăn tinh và thức ăn nguồn gốc động vật. Khi trưởng thành cá dần chuyển sang ăn mạnh thức ăn thực vật. Vì vậy, cần cho ăn phù hợp nhu cầu của cá.

Friday. August 26th, 2016
Cá Tai tượng là gì và có đắt không Cá Tai tượng là gì và có đắt không

Cá Tai Tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loại cá được ưa chuộng vừa có giá trị kinh tế trong chăn nuôi, giúp rất nhiều gia đình nông dân thoát nghèo, lại vừa là vật phong thủy mang lại tài lộc cho gia chủ.

Friday. August 26th, 2016
Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 1 Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 1

Cá Tai Tượng Phi Châu, nhiều người còn gọi là cá Heo Lửa hoặc cá heo Phi Châu, có tên khoa học là Astronotus Ocellatus. Ở ngoại quốc, con cá này còn mang nhiều tên khác, như Lobotes Ocellatus (trước năm 1800) sau này là các tên Oscar, hoặc Peacock-Cichild…

Friday. August 26th, 2016
Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2 Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2

Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2

Friday. August 26th, 2016