Nuôi cá tai tượng an toàn sinh học - Những kỹ thuật cần lưu ý
Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề ương nuôi cá tai tượng cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro như dịch bệnh, giá cả đầu ra cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Vì thế để góp phần ổn định nghề nuôi cá tai tượng thì việc áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học là rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi, cho người nuôi, người sử dụng và môi trường.
Một số lưu ý nuôi cá tai tượng an toàn sinh học:
1. Chuẩn bị ao:
Vệ sinh ao sạch sẽ trước mỗi vụ nuôi: sên vét bùn đáy ao, bón vôi 7-10kg/100m2, phơi đáy tốt nhất trên 10 ngày.
Nguồn nước lấy vào phải sạch không ô nhiễm, cống lấy nước phải có lưới lọc.
Sau khi lấy nước vào ao, cần sát trùng nước ao bằng hóa chất mới tiến hành thả cá để ương hay nuôi.
2. Con giống:
Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, cần chọn con giống tại các cơ sở kinh doanh cá giống có uy tín, được cơ quan thú y kiểm dịch chặt chẽ.
Trước khi thả cá nên tắm con giống qua nước muối nồng độ 2 – 3% (200 – 300g/10 lít nước) trong 5 – 10 phút.
3. Mật độ:
Mật độ nuôi thích hợp 5-10 con/m2 thả ghép khoảng 15-20% cá sặc rằn để giúp xử lý môi trường nước tốt và ổn định hơn.
Nếu thả dày tốn chi phí con giống, thức ăn mà cá lớn không đều không đạt kích cỡ thương phẩm.
4. Cho ăn, chăm sóc:
Chăm sóc cá nuôi đúng kỹ thuật, cho ăn đầy đủ và thường xuyên, sử dụng thức ăn viên công nghiệp kết hợp với rau xanh khoảng 30-50% (nhất là khi cá lớn).
Định kỳ bổ sung thêm Vitamine C, premix vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
5. Quản lý nước:
Quản lý tốt chất lượng nước ao trong suốt quá trình nuôi, mặt ao thoáng và nhận ít nhất 2/3 lượng ánh nắng mặt trời trong ngày, pH ổn định từ 6,5 – 8,5, nhiệt độ: 28 – 300C.
Hạn chế thay đổi nước để ổn định môi trường nuôi, phải giữ màu nước xanh.
6. Hạn chế sử dụng hóa chất - thuốc kháng sinh, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học.
Phòng bệnh cho cá lúc chuyển mùa.
Vào mùa mưa nên đào rãnh rải vôi xung quanh ao liều lượng 10 kg/100m2, định kỳ 15 ngày (mùa mưa) hoặc 30 ngày (mùa nắng) ngâm vôi nông nghiệp - lấy nước trong tạt xuống ao (liều lượng 1 – 3 kg/100m3 nước tùy theo cá lớn nhỏ) để phòng bệnh cho cá.
Bên cạnh đó định kỳ dùng muối xử lý nước liều lượng 1-2kg/100m3 nước
7. Định kỳ dùng chế phẩm sinh học hoặc Zeolite xử lý nước và đáy ao, theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
8. Ngoài ra trong quá trình nuôi có thể sử dụng 1 số cây thuốc nam ngâm trong ao nuôi như:
lá giác, lá xoan liều lượng 10 – 12 kg/100m3 nước, bó thành bó dìm xuống đáy ao để vài ngày khi lá cây phân hủy hết vớt bó chà lên, để phòng bệnh.
9. Đặc biệt cá tai tượng có thể nuôi 2 giai đoạn để dễ vệ sinh đáy ao và phân cỡ cá nuôi riêng (cần có 2 - 3 ao).
Lưu ý khi sang ao cho cá nhịn đói trước 1 -2 ngày, phải thao tác nhanh, nhẹ nhàng và làm lúc trời mát.
10. Nuôi cá ATSH ,yêu cầu người nuôi phải ghi chép sổ nhật ký đầy đủ trong suốt quá trình nuôi để trước hết là làm kinh nghiệm cho mình vào những vụ nuôi sau và là cơ sở để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhất là sản phẩm xuất khẩu.
Related news
Cá tai tượng (danh pháp hai phần: Osphronemus goramy) là một loài cá xương nước ngọt thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae), sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thuỷ sinh, phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam.
Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Tuy nhiên lúc nhỏ cá cần nhiều thức ăn tinh và thức ăn nguồn gốc động vật. Khi trưởng thành cá dần chuyển sang ăn mạnh thức ăn thực vật. Vì vậy, cần cho ăn phù hợp nhu cầu của cá.