Home / Cá nước ngọt / Cá tai tượng

Cá Tai tượng là gì và có đắt không

Cá Tai tượng là gì và có đắt không
Author: MTM
Publish date: Friday. August 26th, 2016

Phong trào “chơi” cá Tài Phát cảnh ở Việt Nam lúc nào cũng sôi động.

Cá Tài Phát hay Phát Tài (Tai tượng) có kích thước lớn, thường được nuôi chung với cá rồng, cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.

Tên khoa học: Osphronemus goramy Lacepède, 1801

Chi tiết phân loại:

-Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

-Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

-Tên đồng danh: O.notatus Cuvier, 1831; Trichopodus mentum Lacepède, 1801; Trichopus satyrus Shaw, 1803

Tên tiếng Anh khác: Gourami; Albino giant gourami

Nguồn gốc: Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước, là đối tượng nuôi thịt (tai tượng thường) và nuôi cảnh (cá tai tượng thường và phát tài)

– Tên Tiếng Anh:Giant gourami

Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà.

Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.

Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

Môi trường sống: Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt, cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, bẩn, thiếu oxy (hàm lượng oxy 3mg/lit).

Cá tai tượng sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42oC, sinh trưởng tốt ở 25-30oC; pH=5.

Chúng có thể sống được trong môi trường nước ao dơ bẩn, thiếu ôxygen nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất, cá còn có thể sống trong nước có độ pH bằng 4, nước nhiễm mặn có nồng độ muối dao động từ 6-8‰, chúng có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16-42 °C.

Tuy nhiên cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22-30 °C, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh.

So với cá sặc rằn và cá rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng khả năng chịu nóng lại cao hơn.

Trong ao nuôi, cá ăn được những loài thực vật mềm ở dưới nước và trên cạn, các phụ phẩm từ nhà bếp, sản phẩm ḷò mổ và phân động vật.

Thức ăn của cá tai tượng: bèo cám, hoa dâu, lá rau, lá sắn… Lơn hơn có thể cho ăn phụ phế phẩm nhà bếp, phân heo, phân gà, đu đủ, chuối chín… Cho cá ăn kèm thức ăn tinh và rau sẽ lớn nhanh hơn.

Cho ăn thức ăn tinh kết hợp với rau, với lượng: thức ăn tinh (50% cám, 25% bột cá, 25% bánh dầu) +10% rau, tỉ lệ cho ăn 2-3-5% trọng lượng cá.

Sinh sản: Cá tai tượng thành thục lần đầu sau 2 năm.

Cá nhỏ nhất tham gia sinh sản là 300-400 g.

Cá đẻ có chất lượng tốt nhất từ 3 – 7 tuổi nặng 2-5 kg.

Mùa vụ sinh sản, đẻ tập trung vào tháng 2-5, giảm đẻ từ tháng 6 trở đi.

Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, môi trường nước sạch, mật độ nuôi vừa phải, mùa sinh sản sẽ sớm hơn hay kéo dài hơn.

Sức sinh sản 1 lần đẻ khoảng 3000-5000 trứng.

Khoảng cách giữa hai lần đẻ là 2 tháng.

Nếu ao nuôi có thức ăn đầy đủ, khoảng cách giữa hai lần đẻ là 25 ?40 ngày.

Sinh trưởng: sau 1 năm nuôi ở ao cá dài 15 cm, nặng 120 – 450g; 2 năm dài 25cm nặng 450-680g; 3 năm dài trên 30cm nặng 2.400g; 4 năm nặng 3.800g.

Ở ĐBSCL nuôi ở ao có thức ăn đủ, mật độ vừa phải sau 1 năm cá đạt 500-600 g/con.

Cá tai tượng là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, đặc biệt là món cá tai tượng chiên xù, đây là món có hình thức cũng như hương vị hấp dẫn, rất thích hợp cho những bữa ăn gặp mặt hay một bàn nhậu.

Cá tai tượng chiên xù cuốn bánh tráng, rau sống, chấm mắm nêm (thịnh hành ở miền Tây Nam Bộ) hay cá tai tượng hấp đều là những món ăn hấp dẫn.

Cá tài phát với màu hồng đặc trưng (hồng phát) hay màu trắng bạc quyến rũ chắc chắn sẽ đem lại vận may “phát tài sai lộc” cho gia chủ.

Hơn nữa chúng lại rất khỏe, khả năng thích ứng cao và môi trường nước không cần quá “ trong sạch” như các loài cá khác.

Chúng cũng là loài vật rất khôn ranh, khi nuôi quen, nó có thể nhảy múa theo tay người nuôi.

Chính vì vậy mà loài cá này được đặc biệt ưa chuộng không kém gì so với cá rồng và cá la hán.

Với cá nuôi lâu năm, đầu đã nổi ngọc, chủ ốm nó cũng ốm theo hay bản thân nó có thể báo trước những điều không may mắn, thậm chí dự báo thời tiết rất tốt bằng cách tỏ ra buồn bực, hay nhẩy lên mặt nước, bỏ ăn, hay người ửng đỏ khác thường.

Cá Tài Phát rất hung dữ vì thế không nên nuôi cá tài phát với các loại cá cảnh nhỏ.

Các loại cá có thể nuôi chung với cá tài phát là cá tai tượng, cá hồng két , cá sấu hỏa tiễn.


Related news

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tai tượng sinh sản trong mương vườn Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tai tượng sinh sản trong mương vườn

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra...

Friday. August 26th, 2016
Nuôi cá tai tượng an toàn sinh học cho năng suất cao Nuôi cá tai tượng an toàn sinh học cho năng suất cao

Thay đổi tập quán sản xuất của nông dân nuôi cá tai tượng theo an toàn sinh học sẽ giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cho cá nuôi, tăng năng suất, chất lượng cá.

Friday. August 26th, 2016
Để nuôi cá tai tượng hiệu quả Để nuôi cá tai tượng hiệu quả

Cá tai tượng ăn tạp thiên về thực vật. Tuy nhiên lúc nhỏ cá cần nhiều thức ăn tinh và thức ăn nguồn gốc động vật. Khi trưởng thành cá dần chuyển sang ăn mạnh thức ăn thực vật. Vì vậy, cần cho ăn phù hợp nhu cầu của cá.

Friday. August 26th, 2016