Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi vịt

Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường

Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường
Author: K.s Nguyễn Văn Khoa-TT Khuyế nông - Khuyến ngư Bến Tre
Publish date: Thursday. May 4th, 2017

Ngày nay, với cơ chế thị trường và sự định hướng trong chuyển dịch cơ cấu giống vật nuôi của các ngành, các cấp không ít người dân Bến tre đã nhận thấy được và đi đến quyết định chăn nuôi là một ngành nghề chính. Từ đó, nghề chăn nuôi ở Bến tre đang từng bước chuyển sang giai đoạn mới: chăn nuôi tập trung, qui mô và hiệu quả. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chăn nuôi như hiện nay để đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, đồng thời hạn chế tối đa việc ảnh hưởng của dịch bệnh thì giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là một trong những yếu tố rất quan trọng.

Trong đại đa số người chăn nuôi, vấn đề ý thức trong chăn nuôi của bà con vẫn chưa cao. Với bà con, tập quán chăn nuôi vịt thả đồng và chăn thả trên kênh rạch vẫn xảy ra thường xuyên. Nhằm tận dụng phụ phẩm rơi vãi trong sản xuất nông nghiệp và cua ốc có sẵn trong kênh rạch, trên đồng ruộng để phát triển chăn nuôi là nhu cầu rất chính đáng. Tuy nhiên, ruộng lúa hiện nay đa số được trồng 2-3 vụ, thời gian đồng trống không lâu, lại thường xuyên phun xịt thuốc nên con vịt nuôi chạy đồng bị hạn chế.

Ngoài ra, tập quán bà con chăn nuôi ở nông thôn có khuynh hướng tự phát, nhỏ lẻ, xây dựng chuồng trại tạm bợ hoặc ở những vị trí không an toàn, không đúng với yêu cầu kỹ thuật. Các hộ chăn nuôi liền kề bên kênh rạch cùng với nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Điều này làm cho nguy cơ nhiễm bệnh và dịch bệnh dễ xảy ra. Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm, thủy cầm vẫn chưa được khống chế triệt để mà nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, để tiếp tục giữ vững nghề chăn nuôi vịt truyền thống nhưng vẫn đảm bảo về an toàn dịch bệnh thì người chăn nuôi cần nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật, qui trình chăn nuôi đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là rất cần thiết và cấp bách.

Vịt là loài thủy cầm có tập tính bơi lội dưới nước và tìm bắt mồi để làm thức ăn. Thức ăn của vịt là những loài động vật phù du, tôm, tép, cua, ốc và các loại côn trùng … Với tập tính này, vịt sẽ bơi lội tự do trong đồng ruộng. Điều này có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của lúa. Vịt có thói quen ăn xong là bơi lội và rỉa lông. Do nuôi chăn thả và bơi lội tự do nên vịt có khuynh hướng uống nước ngay nơi tắm và bơi lội. Vì vậy, môi trường nước trên đồng ruộng đang chăn thả vịt phải sạch, không bị nhiểm bẩn. Đặc biệt là không bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Do vịt tìm bắt mồi có sẵn trong đồng ruộng nên việc bổ sung thêm thức ăn cho vịt cũng không đáng kể.

Hiện nay, để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững việc thâm canh trồng xen, nuôi xen hợp lý nhằm tăng thu nhập trên một diện tích đất là rất cần thiết. Trước đây, người dân chỉ biết độc canh về cây lúa chưa biết nuôi xen con vịt trên cùng đồng ruộng. Họ chỉ chăn thả vịt trên đồng khi đã thu hoạch xong lúa nhằm tận thu lượng lúa rơi vãi và cua, ốc. Việc chăn thả như thế sẽ tốn nhiều công quản lý, chăm sóc và chỉ tận dụng được trong giai đoạn ngắn. Mặt khác, phương pháp này rất dễ phát sinh dịch bệnh. Đối với giải pháp “Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường” sẽ đáp ứng được những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn phát triển hiện nay. Cụ thể như sau :

Trước mắt :

- Dễ quản lý dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm H­5­N1. Đàn vịt phải được tiêm phòng đầy đủ, được quản lý trong phạm vi đồng ruộng.

- Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp: trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu thêm loại sản phẩm nữa là vịt. Đặc biệt, ở những vùng phèn, mặn chỉ trồng được 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể thu hoạch thêm sản phẩm vịt tăng thêm thu nhập. Đồng thời cải tạo được đồng ruộng, tăng độ phì nhiêu cho đất để trồng lúa vụ sau.

- Tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân: kết hợp chăn nuôi vịt trong ruộng lúa làm tăng hiệu quả kinh tế từ 3-5 lần so với độc canh cây lúa. Giảm sự hao hụt đầu con và chi phí nhân công so với nuôi vịt chạy đồng.

- Giảm được phân hóa học và thuốc trừ sâu: do vịt chăn thả trên ruộng lúa, chúng thường xuyên thải ra lượng phân hữu cơ làm phân bón rất tốt cho lúa. Đồng thời vịt còn ăn các loại côn trùng và sâu, rầy hại lúa. Việc hạn chế phân hóa học và thuốc trừ sâu góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu.

- Điều đáng quan tâm là khi chúng ta chăn thả vịt trên đồng ruộng nó sẽ ăn các loại côn trùng và sâu, rầy hại lúa. Khi vịt mò cua, ốc trên đồng ruộng chúng sẽ sụt bùn làm cho bộ rễ thông thoáng và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác, việc bơi lội, sụt bùn trên đồng ruộng còn hạn chế tối đa dịch bệnh trên cây lúa, đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh ngô độc hữu cơ do môi trường đất yếm khí, …

Lâu dài :

- Củng cố phát triển gia cầm theo hướng chăn nuôi bền vững.

- Khống chế dập tắt dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm, thủy cầm, tạo môi trường chăn nuôi  an toàn cho con người và gia súc gia cầm

- Hạn chế sự lây lan dịch bệnh giữa gia cầm và con người.

- Tạo ra sản phẩm gia cầm sạch an toàn cho người tiêu dùng. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

- Hướng tới môi trường sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững, mang lại cho cộng đồng môi trường sống lành mạnh.

Để tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp mang tính an toàn và bền vững nhằm tăng thu nhập trên diện tích canh tác thì cần phải xác định mô hình thâm canh tổng hợp. Trong đó, mô hình “Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường” là giải pháp mang lại hiệu quả tốt nhất cho người nông dân trong tình hình hiện nay. Đối với xã hội, nó mang lại hiệu quả rất lớn: ổn định lương thực, thực phẩm; hạn chế dịch bệnh xãy ra; môi trường sản xuất nông nghiệp được cải thiện./.


Related news

Chăm sóc ngỗng thịt Chăm sóc ngỗng thịt

Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg.

Friday. March 11th, 2016
Kỹ thuật gột vịt con Kỹ thuật gột vịt con

Hướng dẫn kĩ thuật gột vịt con: cách chăm sóc và cho ăn

Friday. March 11th, 2016
Kinh nghiệm ấp trứng vịt Kinh nghiệm ấp trứng vịt

Để ấp trứng vịt thành công (tỷ lệ nở cao, ung ít, vịt con khỏe mạnh) cần chú ý những điểm sau: chọn trứng ấp; bao gói vận chuyển và bảo quản trứng ấp, soi trứng và theo dõi vịt nở, nhiệt độ và ẩm độ tủ ấp, phương pháp ấp trứng truyền hơi, trình tự tiến hành kỹ thuật ấp trứng

Friday. March 11th, 2016