Bệnh Ghẻ Khoai Lang
Bệnh ghẻ khoai lang (sphaceloma batatas) đang trở thành đối tượng gây bệnh chính, phân bố ở hầu hết những vùng trồng khoai, làm ảnh hưởng đến năng suất củ.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân của bệnh là do nấm sphaceloma batatas gây ra. Sự lan truyền của nấm bệnh trên đồng ruộng nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu do vết thương cọ sát, tiếp xúc giữa thân, lá qua mưa, côn trùng và việc sử dụng dây khoai lang nhiễm bệnh làm giống. Khoai lang trồng nơi đất thấp, đất thịt nặng rất dễ bị nhiễm bệnh. Khoai lang trồng đất bãi có mức độ nhiễm bệnh lớn hơn nhiều so với trồng luống.
Ở nước ta, bệnh ghẻ xuất hiện trong hai vụ chính là vụ xuân hè và vụ đông xuân. Bệnh gây hại tập trung trong vụ xuân hè, ở giai đoạn 50-60 ngày sau trồng (là giai đoạn sinh trưởng thân lá) bị nhiễm nặng nhất. Hầu hết các giống ở địa phương đều nhiễm bệnh. Giống khoai lang mới lai tạo như: Hoàng Long, VĐ1; TH3… tương đối chống chịu bệnh.
Biện pháp phòng trừ:
Phòng trừ bệnh ghẻ khoai lang chủ yếu bằng các biện pháp canh tác và kỹ thuật trồng trọt. Sử dụng nguồn giống (dây và củ khoai) sạch bệnh, cần loại bỏ toàn bộ cây bệnh. Khoai cần trồng theo luống cao, chủ động nước tưới và đưa thêm các giống chống chịu bệnh vào cơ cấu giống để hạn chế sự phát sinh, phát triển của cây bệnh. Khi phát hiện ổ bệnh đầu tiên trên đồng ruộng, có thể dùng Score 250ND (0,3 -0,5 l/ha); Anvil 5-10EC (0,3-0,5lít/ha) để phun.
Related news
2Lúa giới thiệu với bà con cách trồng Khoai mỡ trên đất phèn. Khoai mỡ hay khoai ngọt là loại cây ăn củ dễ trồng, có thể trồng hầu hết các loại đất. Tùy từng vùng trong đê hoặc ngoài đê mà có một kỹ thuật trồng phù hợp. Hiện nay, cây khoai mỡ là cây thực phẩm chủ lực trên đất phèn huyện mới Tân Phước.
Khoai tây cần nhiều nước nhất là ở thời kỳ phình củ và thời kỳ củ lớn nhanh. Trong giai đoạn này có thể tưới nước vào rãnh cho ruộng thấm đều nước sau đó tháo hết nước thừa đi
Khoai từ không đơn giản chỉ là một món ăn dân dã quen thuộc mà nó còn là một vị thuốc quý có lợi cho cơ thể. Dưới đây chúng tôi xin nói rõ hơn về những tính năng công dụng chữa bệnh của loại củ này, và chắc hẳn mọi nguời sẽ thêm khoai từ trong thực đơn hàng ngày để có một sức khỏe dồi dào hơn.
Khoai môn dùng ăn chín, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em...
Khoai Từ, Khoải Mở (Vạc) là hai loài cây có củ thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae). Tại Việt Nam, từ, vạc có ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất là ở vùng trung du và bán sơn địa.