Home / Hải sản / Tôm càng xanh

Bệnh Đục Cơ Trên Tôm Càng Xanh

Bệnh Đục Cơ Trên Tôm Càng Xanh
Publish date: Tuesday. February 25th, 2014

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ… và mô hình nuôi tôm trong mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng trị bệnh.

Bởi lẽ, người dân càng ồ ạt nuôi thì nguy cơ lây lan dịch bệnh càng cao. Một trong những bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế cho các trại giống và các cơ sở ương nuôi TCX ở Long An nói riêng và cả nước nói chung là bệnh đục cơ hay còn được gọi là bệnh trắng đuôi.

Bệnh đục cơ gây tỉ lệ chết cao ở TCX giai đoạn hậu ấu trùng, dao động trong khoảng 30 - 100%. TCX bị nhiễm bệnh sau khi chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được 2 - 3 ngày tuổi sẽ có dấu hiệu bị đục cơ. Lúc này bắt đầu xuất hiện tôm chết rải rác và tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 5 ngày kể từ khi phát hiện có tôm mang dấu hiệu đục cơ. Tôm bị bệnh sẽ lờ đờ, giảm ăn, và phần cơ bụng có màu trắng đục. Lúc đầu vùng đuôi bị đục trước sau đó nhanh chóng lan rộng lên khắp thân và đầu của tôm.

Tôm chết do bệnh đục cơ

Vừa qua, Bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản (Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ) đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đục cơ trên TCX”. Có gần 50 đại biểu đến tham dự là đại diện của Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản, Trạm khuyến ngư và các cơ quan có liên quan của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu…

Kết quả đề tài đã xác định tác nhân gây bệnh đục thân (cơ) là do vi-rus ARN (Macrobrachium rosenbergii Nodavirus – MrNV và Extra small virus – XSV). Ngoài ra, qua đề tài cũng đã phát triển được bộ kít chẩn đoán bệnh đơn giản và thời gian chẩn đoán nhanh chóng. Với kết quả này sẽ giúp công tác quản lý bệnh đục thân trên TCX nuôi ở ĐBSCL hiệu quả hơn.

Đến thời điểm hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, cách tốt nhất và hiệu quả nhất là phòng bệnh ngay từ giai đoạn đầu như khống chế các yếu tố môi trường luôn thích hợp cho tôm, diệt khuẩn đáy ao, cấy men vi sinh,… Trong tình hình hiện nay, với việc du nhập và sử dụng tràn lan những con giống TCX có nguồn gốc từ Trung Quốc thì việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh là vô cùng khó khăn.

Do vậy, để giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả cao khi nuôi TCX, bà con nông dân cần mua tôm giống ở các cơ sở uy tín đã qua kiểm dịch, đừng ham thích những con giống rẻ tiền, không rõ nguồn gốc mà bị tổn thất nặng nề về sau. Mùa lũ năm 2009 đang bắt đầu đổ về ở các khu vực Đồng Tháp Mười cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh lan rộng.

Hơn lúc nào hết, bà con phải đặc biệt chú ý, đẩy mạnh công tác phòng bệnh và phối hợp với các cơ quan chức năng như Trung tâm Thủy sản Long An, Trạm Khuyến ngư Đồng Tháp Mười,… để có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời, góp phần tăng năng suất cho vụ nuôi.


Related news

Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông Nuôi Giữ Tôm Càng Xanh Qua Đông

Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 23 C, thích hợp nhất là 28 – 31 C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 40 C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch).

Saturday. July 6th, 2013
Bệnh Ở Tôm Càng Xanh Giống Bệnh Ở Tôm Càng Xanh Giống

Tôm càng xanh có thời gian chuyển giai đoạn rất dài từ khi trứng được thụ tinh đến khi thành tôm post. Vì vậy, cần phải theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh hay gặp ở tôm giống.

Friday. July 26th, 2013
Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ Vì Sao Tôm Càng Xanh Không Lột Vỏ

Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...

Friday. July 26th, 2013
Nuôi Tôm Càng Xanh Nuôi Tôm Càng Xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở nước ngọt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Wednesday. March 13th, 2013
Bệnh Đốm Nâu Hay Bệnh Ăn Mòn Phụ Bộ Bệnh Đốm Nâu Hay Bệnh Ăn Mòn Phụ Bộ

Bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm.

Saturday. July 6th, 2013