Bệnh Đục Cơ Ở Tôm Càng Xanh
Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn tôm bột (PL), quan sát trong bể nuôi thấy xuất hiện một số con có màu trắng đục trên thân, điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra, tôm bị bệnh bơi lội khó khăn, những con bị nặng sẽ chết. Bệnh xảy ra mang tính tự phát do các hiện tượng sốc của môi trường: nhiệt độ, độ mặn và oxy, kết hợp với mật độ nuôi cao, kỹ thuật nuôi không phù hợp.
Tỷ lệ mắc bệnh: 10 – 30%, sử dụng thuốc kháng sinh thường không hiệu quả, chủ yếu là phòng ngừa, giảm tối đa các hiện tượng gây sốc ngay sau khi phát hiện bệnh, bệnh sẽ không tăng và khỏi.
Related news
Tôm Càng nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Hiện nay được biết có trên 100 loài, trong đó hơn một phần tư số này có ở châu Mỹ.
Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp. ở ấn Ðộ hiện nay, nuôi tôm càng nước ngọt (TCNN) đã có vị trí nhất định trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất có lãi và là một nguồn thu ngoại tệ. Khi dân số tăng và nhu cầu thực phẩm ngày càng cao, nhiều người bắt đầu nuôi TCNN nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.
Chất lượng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lượng như: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy chân do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác...