Bệnh Hoại Tử Ở Tôm Càng Xanh
Quan sát trong bể nuôi thấy ấu trùng bơi không bình thường, hoặc chìm nhiều ở đáy bể, quan sát trên kính hiển vi thấy các phần phụ cuả ấu trùng bị ăn mòn, hoặc cụt như chủy, chân bụng, chân ngực, chỗ bị ăn mòn có màu vàng cam. Khi bị bệnh nặng, không trị kịp thời ấu trùng chết nhiều.
Nguyên nhân: chủ yếu do môi trường nuôi bị thay đổi đột ngột, trong đó yếu tố nhiệt độ là chủ yếu. Khi nhiệt độ nước nuôi trên 29 C thường bị bệnh này.
Phòng trị bệnh: Khống chế nhiệt độ nước nuôi ổn định từ 27 -280C, lúc thay nước chú ý các yếu S‰, pH, t0 …phải đồng nhất, sẽ ít gặp bệnh này. Khi phát hiện bệnh phải trị kịp thời có thể sử dụng một số kháng sinh.
Related news
Nơi nuôi tôm thịt được cải tạo tốt, có thể nuôi thẳng từ tôm bột lên tôm thịt, thông thường qua khâu ương giống 2-3 cm, 4-6 cm, 7-8 cm, sau đó nuôi tôm thịt hiệu quả sẽ cao hơn. Nơi ương giống TCX cần gắn liền với nơi nuôi tôm thịt. Tùy điều kiện cụ thể ở từng nơi mà có ương tôm giống thích hợp, có thể ương giống TCX ở ao, vào bể,...
Tôm càng xanh cái mang trứng sớm thường xuất hiện trên tôm thương phẩm khiến tôm chậm lớn. Nguyên do là chất lượng con giống kém, điều kiện môi trường ao nuôi chưa tốt và việc chăm sóc cho ăn chưa đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng.
Tôm và các loài giáp xác khác đều lột vỏ để tăng trưởng. Trường hợp tôm càng xanh không lột vỏ là do nguồn thức ăn cung cấp cho tôm không thoả đáng; nguồn nước ao nuôi bẩn, ô nhiễm, lượng oxy hoà tan trong nước không đủ cho nhu cầu hô hấp của tôm; tôm bị bệnh như bệnh đóng rong...
TCX sống được ở phạm vi nhiệt độ rộng từ 18- 34°C, nhưng nhiệt độ nước tốt nhất là 26-3 l°c. Nhiệt độ dưới 24°c và trên 32°c tôm giảm ăn, Ngoài phạm vi nhịệt độ này tôm sính trưởng chậm, khó lột xác, dễ chết.
Được Trung tâm Khuyến nông huyện chọn làm điểm xây dựng mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh, ông Bùi Văn Mỹ ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nuôi trên quy mô 1ha gồm 4 ao.