Bến Tre Triển Khai Trồng Mới 450ha Ca Cao Xen Trong Vườn Dừa

Theo ông Phan Văn Khổng - Trưởng Ban điều hành Dự án ca cao, năm 2014 sẽ thực hiện theo phương thức “phối hợp với các cấp Hội Cựu chiến binh phát triển 450ha ca cao trồng xen trong vườn dừa cho những nông hộ có điều kiện, có quyết tâm, có đăng ký tự đầu tư trồng mới với UBND xã.
Nhà nước sẽ hỗ trợ theo phương thức bằng tiền mặt 40% giá cây giống sau khi nghiệm thu thực tế tại vườn”, theo dự toán được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt là 2.400đ/cây.
Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay diện tích ca cao trồng xen trong vườn dừa toàn tỉnh chỉ còn khoảng 5.211ha, so với Dự án 10.000ha trước đây đã giảm khoảng gần 50% diện tích, vì không có hiệu quả.
Nhằm tiếp tục khuyến khích trồng mới 450ha trong năm 2014 theo phê duyệt của UBND tỉnh, Ban điều hành Dự án phát triển ca cao đã triển khai và hướng dẫn một số biện pháp để có hiệu quả hơn. Đã giới thiệu 2 cơ sở có khả năng sản xuất cung ứng cây giống ca cao đảm bảo chất lượng năm 2014 cho các xã và nông dân là ông Nguyễn Công Thành; ông Lê Phước Toàn, Sơn Định (Chợ Lách).
Nếu mua cây giống, chú ý tiêu chuẩn: chiều cao gốc ghép, tính từ mặt túi bầu lớn hơn 40cm; chiều cao chồi ghép, tính từ mắt ghép trở lên lớn hơn 25cm, có 4 cặp lá phát triển; đường kính gốc ghép lớn hơn 0,7cm; kích thước túi bầu cây giống 9cm x 20cm; thành phần giá thể trong túi bầu: 30% đất, 15% trấu, 55% mụn dừa; gồm các giống: TD3, TD5, TD10, TD8, TD9. Chú ý, giống phải có nhãn hàng hóa bằng thẻ đeo hoặc in trên túi bầu, trong đó ghi rõ tên giống, nơi sản xuất theo qui định.
Related news

Thời điểm này, trên những triền đồi ở các xã: Liên Sơn, An Dương, Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), cây hibicus (còn gọi là bụp giấm, hồng hoa) đang trổ hoa trắng muốt.
Theo ông Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND xã Quơn Long (Tiền Giang), toàn xã có 920 ha chuyên canh thanh long với sản lượng trung bình từ 40 - 50 tấn/ha/năm. Hiện nay, nhà vườn đã xử lý xông đèn thanh long với diện tích trên 600 ha.

Toàn xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước có 512 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở 2 ấp Thanh An và Thanh Bình. Do khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, nhãn ở đây có mẫu mã và chất lượng hơn hẳn các nơi khác nên được thị trường ưa chuộng.

Gia đình ông Hà Văn Hưởng từ một hộ khó khăn, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng nên đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Với 3ha quýt đã giúp ông vươn lên làm giàu, được nhiều người dân trong xã đến tham quan học tập, làm theo.

Trong khi hồng Đà Lạt bán tại vườn với giá rẻ mạt nhưng khi về đến TP HCM và một số tỉnh thành khác giá đội lên gấp hàng chục lần