Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bẫy bả diệt côn trùng bằng hạt na

Bẫy bả diệt côn trùng bằng hạt na
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

Linh Sỹ Hải, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Võ Nhai (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) là người trẻ tuổi nhất năm 2015 được Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam trao giải “Trí thức vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn” cho công trình nghiên cứu “Bẫy bả diệt côn trùng bằng hạt na”.

Sáng tạo này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm tại địa phương, diệt côn trùng gây hại quả mang lại hiệu quả cao.

Côn trùng gây hại thường đẻ trứng vào quả, sau biến thành giòi làm cho quả thối nhũn dẫn tới mùa màng thất thu.

Để diệt côn trùng, người nông dân phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.

Ý tưởng của Linh Sỹ Hải xuất phát từ sự mong muốn tiêu diệt các loại sâu đục quả mà không cần dùng tới thuốc bảo vệ thực vật.

Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, bẫy bả chua ngọt diệt côn trùng đục quả chế biến từ hạt na ra đời.

Linh Sỹ Hải cho biết: Hạt na rất nhiều và dễ kiếm, nhưng thường sẽ bị bỏ đi vì mọi người chưa biết được tác dụng của nó có thể sử dụng để diệt trừ những côn trùng gây hại trên chính vườn cây ăn quả của mình.

Bẫy bả chua ngọt diệt côn trùng của Linh Sỹ Hải có ưu thế hơn hẳn so với các loại bẫy bả đang có trên thị trường và dễ SX, nông dân dễ áp dụng.

Nguyên liệu đầu tiên chế biến bẫy bả là dung dịch dẫn dụ thu hút côn trùng thường được sử dụng như đường trắng, rỉ mật ủ lên men từ 2 - 3 ngày.

Hạt na ngâm rượu trắng từ 40 độ trở lên trong khoảng một tuần, sau đó xay nhuyễn để thêm một tuần nữa.

Khoảng hai tuần thì mang dung lịch lọc bỏ bã rồi trộn với nguyên liệu dẫn dụ sẽ tạo thành hỗn hợp bả có mùi thơm hấp dẫn, thu hút côn trùng.

Khi sử dụng trong các vườn cây ăn quả, nông dân chỉ cần chia loại bả này vào các khay nhỏ treo lên cành cây, tránh ánh nắng mặt trời.

Khi côn trùng ăn phải, chất độc trong bẫy bả sẽ tiêu diệt chúng.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, bẫy bả chua ngọt chế biến từ hạt na đã dẫn dụ, tiêu diệt nhiều loại côn trùng đục quả.

Loại bả sinh học này sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên nông dân dễ dàng áp dụng.

Sáng kiến của Linh Sỹ Hải đang được nông dân nhiều nơi áp dụng thành công nhằm bảo vệ vườn cây ăn quả.


Related news

Nuôi bồ câu an toàn Nuôi bồ câu an toàn

Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Monday. July 27th, 2015
Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên) Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên)

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

Monday. July 27th, 2015
Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

Monday. July 27th, 2015
Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi Diễn Châu (Nghệ An) tích cực xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Monday. July 27th, 2015
Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Monday. July 27th, 2015