Bắt quả tang DN trộn chất cấm vàng ô vào thức ăn chăn nuôi

Thông tin trên được ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Bộ NNPTNT) cho biết ngày 12.11.
Theo đó, đoàn công tác gồm Thanh tra Bộ NNPTNT, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã bất ngờ tiến hành thanh tra đột xuất vào sáng 12.11.
Phát hiện Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú (trụ sở tại Khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương) có sử dụng chất vàng ô – một chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tại hiện trường xưởng sản xuất, đoàn kiểm tra đã tịch thu và niêm phong 14kg chất vàng ô được doanh nghiệp sử dụng pha trộn vào để sản xuất các loại thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong, lập biên bản vi phạm đối với doanh nghiệp và lấy mẫu sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra thành phần chất cấm Salbutamol nếu có.
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú.
Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra Chuyên ngành (Bộ NNPTNT) cho biết: đây là chất ngoài danh mục, chỉ được phép sử dụng tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, không cho phép tạo màu cho sản xuất thực phẩm.
Cũng theo ông Dũng, chất này đã qua thí nghiệm trên động vật, có thể gây ung thư.
Hiện trường sản xuất TACN của Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú.
Đại diện Cục chăn nuôi cũng cho biết, việc sử dụng chất vàng ô trong công nghiệp vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm tạo mầu là hành vi vô đạo đức.
Nếu như trước đây phát hiện các vụ sử dụng chất vàng ô chủ yếu là do các hộ chăn nuôi tự phối trộn thì bây giờ đã bắt được quả tang cả doanh nghiệp cũng chủ động sử dụng chất này.
Theo Thanh tra Bộ NNPTNT, sau khi lập biên bản, sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, tiến hành xử lý vi phạm theo quy định đối với doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thu hồi các sản phẩm trên thị trường và tiêu hủy những sản phẩm này.
Related news

Hướng ra biển và phát huy tiềm năng kinh tế biển là mục tiêu mà huyện Thái Thụy (Thái Bình) đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy hải sản nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.

Mặt hàng cá tra trong nhiều năm trước đã tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho khu vực ĐBSCL. Con cá tra đã từng “giúp” người dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu cá tra liên tục vướng trong vòng xoáy chất lượng, giá thành đầu ra và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trước đây, tổng đàn vịt ở Đồng Nai chỉ gần 200 ngàn con, nuôi theo hình thức thả ao, chạy đồng. Nhưng đến đầu tháng 1-2015, tổng đàn đã tăng lên trên 500 ngàn con. Trong đó, đa phần vịt được nuôi nhốt trong chuồng trên cạn theo dạng công nghiệp. Cách nuôi này giúp vịt nhanh lớn, chỉ gần 2 tháng có thể xuất chuồng. Nhiều người cho rằng vịt nuôi công nghiệp ở Đồng Nai không còn là thủy cầm mà nên gọi là gia cầm.

Dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc vừa xảy ra tại huyện Ngân Sơn đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Tỉnh Bắc Kạn đã chính thức công bố dịch, hiện nay ngành chức năng và các địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm dập dịch và ngăn chặn sự lây lan.