Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển lúa chất lượng miền núi phía Bắc

Phát triển lúa chất lượng miền núi phía Bắc
Publish date: Friday. September 11th, 2015

Sáng qua (9/9), diễn đàn “Phát triển lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa” đã được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại tỉnh Lào Cai. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh ngành SX lúa gạo khu vực MNPB đang có sự chuyển biến rất mạnh mẽ theo hướng phát triển lúa chất lượng, giá trị cao và bền vững.

Lúa bản địa "lên ngôi"

TS. Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, khoảng 5 năm gần đây, xu hướng tiêu dùng gạo chất lượng cao tăng mạnh, nhất là các vùng đô thị. Mặc dù MNPB có diện tích trồng lúa ít (khoảng 600.000 ha), nhưng đây là vùng có “thiên thời, địa lợi” để SX lúa chất lượng cao mà không có bất cứ nơi nào có được, kể cả vùng ĐBSH và ĐBSCL.

Những “lòng chảo khổng lồ” trồng lúa như Mường Thanh, Mường Lò… có thời gian chiếu sáng ban ngày dài, chênh lệch biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Đó là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng gạo đặc trưng, nhất là độ thơm và hàm lượng dưỡng chất cao.

Đây cũng là khu vực có hệ thống gen di truyền các giống lúa quý hiếm như nếp Tú Lệ, lúa Séng Cù, Khẩu Nậm Xít, Chiêm Hương, tẻ nương Mộc Châu, nếp Cẩm... Các giống lúa chất lượng cao miền xuôi như Bắc Thơm 7 đưa lên MNPB cũng cho chất lượng tốt hơn hẳn.

Hiện cũng đã manh nha hình thành các mô hình liên kết trong SX lúa gạo, có sự tham gia của doanh nghiệp để hình thành các vùng nguyên liệu chất lượng cao, xây dựng thương hiệu gạo đặc sản. Vấn đề nằm ở chỗ phải tổ chức lại SX, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và bán được sản phẩm có thương hiệu ra thị trường.

Nhìn lại cách đây 5 năm, giá trị thu nhập trung bình 1 ha lúa của Lào Cai chỉ đạt từ 30 – 35 triệu đ/ha/vụ. Giống lúa sử dụng chủ yếu là lúa lai (chiếm gần 70%), còn lại gieo cấy các giống lúa thuần và một số giống lúa bản địa.

Trước thách thức đó, từ năm 2010, tỉnh đã triển khai đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng SX hàng hóa, nâng cao hiệu quả SX nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015”, trong đó mục tiêu chủ yếu là xây dựng vùng SX lúa chất lượng bền vững để nâng cao giá trị thu nhập bình quân đạt từ 50 – 65 triệu đồng/ha/vụ (tăng thêm từ 20 – 30 triệu đồng/ha/vụ so với cấy lúa lai). 

Từ đó đã hình thành hai vùng SX. Vùng thấp (Bảo Thắng, Văn Bàn) tập trung SX các giống lúa chịu lạnh (ĐS1, J01, J02), Bắc thơm 7, Tám thơm gieo cấy vụ mùa với quy mô 2.000 ha, năng suất đạt từ 60 – 70 tạ/ha/vụ, bán thóc thịt theo giá thị trường tạ thời điểm dao động từ 8.000 – 9.000, nông dân thu nhập 50 – 60 triệu đồng/ha/vụ.

“Có lần, chúng tôi phối hợp với 1 HTX để SX lúa giống. Sau khi thu mua của bà con, người của Cty mang 1.000 bao tải in mác riêng xuống HTX để đóng 2.000 tấn lúa giống. Nhưng, ngày hôm sau kiểm đếm chỉ còn 400 bao tải.

Hỏi lý do tại sao? Ông chủ nhiệm bảo mất rồi. Sau khi Cty chuyển lúa về nhà máy kiểm tra lại lần nữa thì thấy 20 tấn lúa trong số đó không phải là lúa giống mà là lúa thịt. Hóa ra ông chủ nhiệm HTX đã "rút ruột" để bán cho đơn vị khác. Nếu tình trạng này vẫn xảy ra, thì doanh nghiệp không bao giờ liên kết với nông dân được", ông Báo nói.

Vùng cao như Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bát Xát tập trung SX các giống lúa bản địa như Séng Cù, Khẩu Nậm Xít, nếp Thẩm Dương với quy mô hơn 1.000 ha, năng suất đạt từ 45 – 52 tạ/ha/vụ; giá thóc thịt bán trên thị trường tại thời điểm thu hoạch đạt từ 15.000 – 17.000 đồng/kg, giá trị thu nhập đạt 65 – 70 triệu đồng/ha/vụ.

 Hiện nay, thương hiệu “Gạo chất lượng cao Lào Cai” đã được bán tại các siêu thị tại Hà Nội như BigC Thăng Long, Citimart, Vincom…).

Tham gia ý kiến tại diễn đàn, bà Trần Thị Ngần, thôn Đông Căm, xã Mường Vi (huyện Bát Xát, Lào Cai) chia sẻ: "Gia đình tôi tham gia dự án phát triển giống lúa Séng Cù từ năm 2013 với diện tích 20 sào, năng suất trung bình đạt 250 kg/sào/vụ.

Do đã có sẵn thương hiệu, giá bán luôn ổn định 15.000 – 16.000 đồng/kg thóc, trong khi đó các loại lúa khác chỉ bán được 6.000 – 7.000 đồng/kg. Từ thành công của gia đình tôi, tất cả các hộ trong thôn và các thôn trong xã đều gieo cấy giống Séng Cù, không gieo cấy nhiều giống lúa lai như trước nữa".

Theo ông Nguyễn Văn Vương, Phó phòng Cây lương thực – Cây thực phẩm (Cục Trồng trọt), vùng lòng chảo Điện Biên có khoảng 4.000 ha tập trung gieo cấy giống lúa chất lượng cao như Bắc thơm 7, IR 64… đem lại giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/vụ. Một số địa phương ở Phú Thọ đã hình thành vùng SX lúa chất lượng cao tập trung theo hướng “liền vùng, liền trà, liền giống”, mang lại giá trị kinh tế cao hơn 5 – 10 triệu đồng/ha/vụ…

“Khát” nhãn hiệu hàng hóa

Ông Lưu Ngọc Quyến, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB khẳng định, MNPB có rất nhiều giống lúa đặc sản giá trị cao mà thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, qua nhiều năm đưa vào canh tác, hầu hết các giống lúa trên đã bị thoái hóa, giảm năng suất, chất lượng.

Vì thế, việc đầu tư cho công tác phục tráng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm gạo cũng là yếu tố sống còn để phát triển một vùng nguyên liệu, nâng cao thu nhập cao và bền vững cho nông dân.

Ông Quyến lấy ví dụ, năm 2006, 1 kg gạo Tú Lệ bán trực tiếp tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn với giá 20.000 đồng/kg, tuy nhiên thị trường Hà Nội chỉ rao bán 15.000 đồng/kg (!?). Như vậy, chắc chắn có gian lận thương mại. Lúc đó, chính quyền địa phương mới nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho sản phẩm gạo nếp Tú Lệ.

Trong những năm qua, giống lúa Chiêm Hương (lúa đặc sản của Yên Bái) cũng đã được phục tráng, xây dựng quy trình canh tác hợp lý và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể tại xã Đại Phác (Văn Yên); xã Phù Nham (Văn Chấn) và Yên Bình (huyện Yên Bình).

Toàn bộ lượng lúa giống và gạo thương phẩm của các tổ nhóm SX ra đã được Cty Giống cây trồng Yên Bái bao tiêu với giá cao hơn 2.000 – 3.000 đồng/kg so với sản phẩm được SX đại trà không có nhãn mác. Qua đó, thu nhập của người dân trồng lúa Chiêm Hương đã tăng thêm 12.000 – 15.000 đồng/kg.

Ông Vũ Anh Tuấn, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối, cho rằng: "Một trong những nguyên nhân khiến các sản phẩm gạo chất lượng ở khu vực MNPB chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, một phần do bà con chưa quan tâm đầu tư thiết bị máy móc phục vụ khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch (như máy sấy, máy xát). 

Họ thường lợi dụng nguồn nhiệt mặt trời để phơi khô, đánh giá độ ẩm dựa vào cảm tính, do đó chất lượng không đồng nhất, không đạt chuẩn, khi đưa vào xay xát, tỷ lệ thu hồi gạo thấp, mẫu mã xấu. Do đó, nông dân, HTX cần liên kết với doanh nghiệp để thực hiện tốt khâu này".

Vấn đề liên kết SX, tiêu thụ lúa chất lượng là rất cần thiết. Nhưng để làm được điều này không đơn giản. Ông Trần Mạnh Báo, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Thái Bình cho biết, điều doanh nghiệp chúng tôi cần nhất là những người đại diện cho nông dân phải có đủ tâm và đủ tầm. Ở một vài nơi, tổ chức đại diện cho nhân dân còn rất yếu kém.


Related news

Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo Phát Triển Hội Viên Nông Dân Vùng Đồng Bào Có Đạo

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Monday. November 3rd, 2014
Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy Hiệu Quả Từ Dự Án Khai Thác Tài Nguyên Bền Vững Vùng Đất Đồi Dốc Ở Cẩm Thủy

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

Monday. November 3rd, 2014
10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản 10 Tháng, Xã Quảng Nham Đánh Bắt Được Hơn 520 Tấn Hải Sản

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

Monday. November 3rd, 2014
Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

Monday. November 3rd, 2014
Phát Triển Ca Cao, Nhìn Từ Một Số Mô Hình Thành Công Phát Triển Ca Cao, Nhìn Từ Một Số Mô Hình Thành Công

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Monday. November 3rd, 2014