Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất cập giá thức ăn chăn nuôi

Bất cập giá thức ăn chăn nuôi
Publish date: Monday. September 7th, 2015

Từ đầu năm 2015, Chính phủ đã miễn thuế VAT 5% cho mặt hàng này, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn viện ra nhiều lý do để không giảm giá thức ăn chăn nuôi hoặc chỉ giảm lấy lệ.

Thức ăn chăn nuôi bị làm giá

Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, đầu năm 2015 giá cả nhập khẩu của nhiều loại nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đã giảm so với cùng kỳ năm 2014. Cụ thể, khô dầu đậu tương giảm gần 30%, ngô hạt giảm 15%, cám gạo giảm khoảng 7%... Giá đầu vào giảm cộng thêm nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng bất hợp lý là giá thức ăn chăn nuôi đến tay người chăn nuôi lại giảm chưa tương xứng.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao bất hợp lý đang góp phần làm hạn chế lợi nhuận của nhà nông.

“Dù giá thức ăn chăn nuôi đã giảm theo chiều hướng có lợi cho nhà nông nhưng vẫn cao hơn khoảng 20 - 30% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia... Trong khi đó, nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lại đang tăng từ 14 - 17%. Ước tính, năm 2015 Việt Nam cần khoảng 18 - 20 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, với doanh thu toàn thị trường là 6 tỉ USD”, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nhận xét.

Hiện cả nước có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên, nguồn cung thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp ngoại lại đang chiếm tỷ lệ khống chế thị trường.

Theo ông Lịch, hầu hết các doanh nghiệp ngoại khi đầu tư chế biến thức ăn chăn nuôi vào Việt Nam đều có chiến lược kinh doanh bài bản theo trình tự: cung cấp thức ăn, con giống, tiếp theo là lập trang trại chăn nuôi, xây dựng nhà máy chế biến và mạng lưới phân phối...

Tạo thành chuỗi khép kín nên khả năng khống chế thị trường rất cao. Hiện thị trường thức ăn chăn nuôi đang bị điều khiển bởi một số ít doanh nghiệp ngoại. Các doanh nghiệp này đã dựa vào hệ thống phân phối để khống chế về giá bán nhằm chi phối thị trường.

“Trung bình mỗi kg thức ăn chăn nuôi cho thủy sản được bán tại nhà máy chỉ với giá từ 28.000 - 30.000 đồng nhưng đến tay nhà nông chúng tôi thường bị người bán đội thêm ít nhất khoảng 5.000 đồng. Giá thức ăn chăn nuôi thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi nên việc giá thức ăn chăn nuôi cao ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của người nông dân”, anh Nguyễn Văn Hải ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết.

Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu

Theo tính toán của ngành chức năng, tổng giá trị chăn nuôi của thị trường Việt Nam vào khoảng 8 tỷ USD, trong đó chi phí cho thức ăn chăn nuôi đã chiếm hơn 2/3. Riêng các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập nguyên liệu chế biến đã chiếm gần 40%. “Nhà nước cần có quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, cũng như có chính sách thu hút doanh nghiệp trong nước đầu tư, nghiên cứu, sản xuất thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn nguyên liệu trong nước”, ông Lịch cho hay.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cho rằng, để giảm giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi và từng bước giảm sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ như lúa gạo, sắn... 

Các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng hiện đại, tổ chức lại sản xuất nhằm từng bước giảm chi phí sản xuất cũng như có các bước đi thích hợp nhằm liên kết với nhau tạo được động lực phát triển bền vững.

Ngoài ra, Chính phủ cần sớm có những chính sách cụ thể, ưu đãi phát triển vùng nguyên liệu, cũng như nâng cao vai trò của doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, làm cầu nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ giúp nhà nông yên tâm sản xuất.

Dựa trên thế mạnh về sản xuất lúa gạo, chế biến thủy sản, điều kiện tự nhiên, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi cần có kế hoạch thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng nguồn sản xuất trong nước hoặc tập trung nghiên cứu những công thức phối trộn thức ăn phù hợp điều kiện thực tế...


Related news

Ngao Chết Hàng Loạt, Ngư Dân Gặp Khó Ngao Chết Hàng Loạt, Ngư Dân Gặp Khó

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều đầm, bãi nuôi ngao giống và thương phẩm ở huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo các ngư dân, chưa có năm nào ngao chết nhiều như năm nay.

Thursday. August 21st, 2014
Rơm Khô Đắt Như Rơm Khô Đắt Như "Tôm Tươi"

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Thursday. August 21st, 2014
Nuôi Tôm Mùa Nắng Hiểm Họa Và Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng Hiểm Họa Và Giải Pháp

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Friday. August 22nd, 2014
Nuôi Tôm Bằng Vi Sinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Tôm Bằng Vi Sinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Friday. August 22nd, 2014
Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) Cây Tiêu Đổi Thay Vùng Đồi Phú Lộc (Thừa Thiên Huế)

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Friday. August 22nd, 2014