Nuôi Lợn Rừng Thu Lãi Cao
Chỉ sau một thời gian ngắn nhân giống lợn rừng, ông Trương Văn Năm thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã trở thành chủ nhân của một trang trại lợn rừng rộng tới 8ha với hơn 100 con, bao gồm cả lợn sinh sản, lợn phối giống và lợn giống.
Năm 2008, sau khi tham quan một cơ sở nuôi lợn rừng ở xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) cùng đoàn khuyến nông của tỉnh, ông Năm quyết định dồn toàn bộ số tiền dành dụm được lên Hà Giang mua 2 con lợn giống (1 con đực và 1 con cái) với giá 3 triệu đồng/con về nuôi thử nghiệm. Sau hai tháng, do chưa có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, con cái bị bệnh và chết.
Không nản chí, với suy nghĩ “thất bại là mẹ của thành công”, muốn làm giàu phải biết chấp nhận thất bại, ông Năm mạnh dạn bàn với vợ vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn để tiếp tục mua thêm giống, xây dựng chuồng trại, đào hào xung quanh, quây rào bằng lưới sắt B40 để mở rộng mô hình trang trại lợn.
Là người năng động, ham học hỏi, ông Năm tham gia tất cả các chương trình khuyến nông của xã về mô hình chăn nuôi lợn rừng để tích luỹ kiến thức và học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, với bản tính dám nghĩ dám làm, cần cù chịu khó, ông Năm còn tự tìm tòi nghiên cứu thêm các tài liệu, vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm để thực hiện ước mơ làm giàu từ nuôi lợn rừng.
Ông cho biết: Lợn rừng dễ nuôi hơn lợn nhà. Lợn rừng có sức đề kháng tốt nên ít dịch bệnh (thường mắc chứng bệnh đi ngoài hoặc viêm phổi vào mùa đông và chỉ cần tiêm thuốc là khỏi). Lợn rừng cũng là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cám gạo, ngô, rau xanh... nên rất dễ nuôi và ít tốn kém.
Tính đến nay, trang trại lợn rừng của ông có 20 con lợn sinh sản, 2 con lợn phối giống và hơn 80 con lợn thịt. Lợn rừng dễ bán bởi thịt ngon, lớp da dày, ăn giòn, có vị bùi và thơm đặc trưng. Đầu ra và giá cả thịt lợn rừng cũng luôn ổn định và cao hơn nhiều so với giá lợn nhà, khoảng 120.000 đồng – 140.000 đồng/kg. Mỗi năm, ông Năm bán không dưới 700 triệu đồng tiền bán lợn và thu lãi khoảng 150 – 200 triệu đồng. Ông tâm sự: “Nếu chịu khó học hỏi, nuôi lợn rừng sẽ cho thu lãi cao”.
Trang trại nuôi lợn rừng của ông Năm hiện nay đã được rất nhiều người biết và đến tìm hiểu học tập. Lợn rừng giống và lợn rừng thịt của gia đình ông đều có khách hàng tự tìm đến mua chứ ông không phải đi chào hàng, thậm chí nhiều lúc còn không đủ lợn để bán.
Hơn nữa, khi mọi người đến tham quan học tập, ông luôn cởi mở chia sẻ về cách chọn lợn thịt ngon và cách nuôi lợn giống sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông tâm sự: “Điều cần lưu ý nhất khi nuôi lợn rừng là điều chỉnh làm sao để mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5 kg/con. Nếu tăng ít hơn, lợn sẽ bị gầy, mất ngon. Nếu tăng nhiều hơn, thịt sẽ nhiều mỡ, không đảm bảo độ dai, giòn. Kinh nghiệm của ông là khi lợn nuôi được khoảng 10 – 15 kg, ông chỉ cho ăn 3 lạng cám xát/ngày.
Lợn rừng ngon thì tai thường nhỏ, mõm dài, chân dài, bụng bé và lông cứng”. Nói về dự định sắp tới, ông Năm cho biết sẽ tiếp tục phát triển thêm đàn lợn với khoảng 30 lợn sinh sản, 5 lợn đực giống và 300 lợn thịt, lợn giống để cung cấp được nhiều hơn cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Lợn rừng hiện nay còn được nuôi ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước và thịt lợn rừng luôn được xếp vào hàng đặc sản.
Related news
Hiện nay, đàn bò của tỉnh Bến Tre có trên 180.000 con, lớn nhất trong các tỉnh thành ở ĐBSCL. Chất lượng đàn bò ngày càng được chú trọng với các ưu điểm như: trọng lượng lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon. Có được kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo được thực hiện thời gian qua tại tỉnh.
Theo dự báo, sản lượng cà phê ở Đắc Lắc, địa phương trồng cà phê lớn nhất ở Việt Nam, có thể giảm tới 1/5 trong niên vụ này.
Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.
Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.
Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.