Bảo Vệ Môi Trường Vùng Nuôi Để Có Vụ Tôm Thắng Lợi

Sau nhiều năm thiệt hại thì năm 2013 người nuôi tôm ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã trúng mùa, trúng giá, trong đó việc nâng cấp hệ thống thủy lợi để cải thiện môi trường vùng nuôi là yếu tố quan trọng cho thành công này.
Năm 2013, Vĩnh Châu đã thả nuôi 28.925 ha thủy sản các loại, đạt 101% kế hoạch. Các hộ đã thu hoạch hơn 8.634 ha tôm sú và 4.852 ha tôm thẻ chân trắng, sản lượng đạt 28.680 tấn với giá bán ở mức cao nên trên 90% hộ nuôi có lãi. Qua thắng lợi này cho thấy, bên cạnh việc người nuôi tôm tuân thủ lịch thời vụ, siêng năng trong lao động, áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật và làm theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, thì vấn đề không thể thiếu đó là bảo vệ cho môi trường vùng nuôi tránh bị ô nhiễm.
Ông Nguyễn Văn Kiệt, ngụ ấp Thạch Sao, xã Hòa Đông cho biết: “Nếu người nuôi cải tạo ao tốt, thả con giống tốt, nhưng môi trường nước bên ngoài bị ô nhiễm thì tôm vẫn bị ảnh hưởng. Có thể nói, yếu tố môi trường chiếm khoảng 50% tỷ lệ thành công trong nuôi tôm, vì vậy người nuôi phải cố rắng bảo vệ môi trường. Năm 2013 người nuôi tôm trúng mùa một phần cũng là do môi trường đã được cải thiện đáng kể”.
Môi trường nước rất quan trọng trong nuôi tôm, vì nếu bị ô nhiễm hoặc không đạt tiêu chuẩn về độ sạch, độ mặn thì nuôi tôm sẽ không hiệu quả và thực tế cho thấy nơi nào môi trường nuôi bị ô nhiễm thì tôm chết hàng loạt bởi bệnh đốm trắng, hoại tử gan. Do đó, ngành chuyên môn và các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người ý thức hơn trong vấn đề này.
Ông Trương Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Đông cho biết: “Đảng ủy, UBND xã Hòa Đông đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường bằng cách tuyên truyền cho bà con ý thức được công tác bảo vệ môi trường tức là không sử dụng các hóa chất độc hại để gây ô nhiễm môi trường đất cũng như là không xả nước thải bị ô nhiễm trực tiếp ra sông, đặc biệt là việc bơm bùn trực tiếp ra sông”.
Ông Nguyễn Minh Chí - Phó Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Phòng Kinh tế sẽ chỉ đạo các trạm và bộ phận chuyên môn thường xuyên tuyên truyền cho người nuôi tôm hiểu rõ tác hại của việc bơm bùn, nước thải chưa qua sử lý ra môi trường bên ngoài như thế nào. Việc bơm bùn, nước trong ao có tôm chết ra ngoài sông, rạch sẽ có tác hại rất lớn trong việc nuôi tôm ngoài việc mang theo mầm bệnh còn ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi và làm tôm chết hàng loạt nếu lấy phải nguồn nước có tồn lưu mầm bệnh”.
Dự báo diện tích nuôi tôm nước lợ ở Vĩnh Châu trong năm 2014 sẽ tiếp tục tăng, nhất là tôm thẻ chân trắng vì thời gian nuôi ngắn lợi nhuận cao. Do đó ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật của ngành chuyên môn, thì người nuôi tôm phải tự bảo vệ mình và cộng đồng thông qua việc cùng nhau nâng cao ý bảo vệ môi trường vùng nuôi, góp phần thành công cho vụ nuôi mới.
Related news

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thủy sản toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 15,5 nghìn tấn, tăng gần 1,6 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Lâu nay, khi nhắc đến tình trạng trộm cắp nông sản, người ta thường nghĩ đến các loại cây trồng như cà phê, tiêu... Thời gian gần đây, kẻ gian còn lợi dụng sơ hở của bà con nông dân để hái trộm bơ, kể cả khi trái đang còn non...

Thành phố Đà Lạt vừa khởi động Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận hồng ăn trái Đà Lạt”, nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị kinh tế của loại trái cây đặc sản này của Việt Nam.

Đó là anh Bùi Văn Xiêng, ở xã Tân Thanh (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp, chỉ với 7.000 m2 vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Có người bạn ở Hà Nội lên chơi, tôi bảo ra điều chắc chắn: “Ông chờ tôi mua yến mận Tam hoa, đặc sản của Lào Cai về làm quà gia đình”. Vậy nhưng, long dong phóng xe máy qua những dãy hàng bán hoa quả tại một số chợ trên địa bàn thành phố Lào Cai, tôi không thể tìm được một cửa hàng nào bán loại mận này.