Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đức Mạnh, Một Số Nông Dân Đã Giàu Từ Chăn Nuôi Trang Trại

Đức Mạnh, Một Số Nông Dân Đã Giàu Từ Chăn Nuôi Trang Trại
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

Điển hình như trang trại nuôi gà của anh Nguyễn Văn Hùng, ở thôn 4, mỗi năm mang lại nguồn thu nhập gần 500 triệu đồng. Được biết, năm 2009, vì chưa có kinh nghiệm, anh chỉ dám nuôi 1 lứa gà/năm, với mục đích vừa làm, vừa học để xem hiệu quả ra sao rồi mới đầu tư tiếp.

Trong quá trình phát triển sản xuất, anh dành nhiều thời gian tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do địa phương tổ chức, cũng như học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi về việc chăn nuôi theo mô hình trang trại.

Với vốn kiến thức khá vững vàng, đến năm 2011, anh đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi lên 4 lứa/năm. Về kỹ thuật, anh luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình từ chăm sóc, phòng bệnh nên đàn gà luôn phát triển khá ổn định. Hiện tại, mỗi năm, trang trại của gia đình anh xuất từ 4-5 lứa gà, mỗi lứa khoảng 3.000 con.

Tương tự, gia đình ông Ngô Đức Trịnh, ở thôn Đức Lệ A cũng có thu nhập cao từ trang trại tổng hợp mà gia đình đã bỏ công đầu tư, chăm sóc. Theo lời kể của ông, khi nhận thấy mô hình kinh tế tổng hợp có thể mang lại thu nhập cao, cải thiện cuộc sống nên đầu năm 2008 đã bắt tay vào đầu tư với quy mô nhỏ, chủ yếu là nuôi heo và cá.

Về sau, khi đã tích lũy được kinh nghiệm, có thêm nguồn vốn, ông mạnh dạn đầu tư lớn với quy mô trang trại, nuôi cả heo, cá, vịt, gà và trồng thêm rau.

Hiện tại, mỗi năm, trang trại tổng hợp mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hơn 400 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Trịnh còn giúp đỡ, hướng dẫn, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp cho nhiều người dân đến học hỏi, làm theo.

Ông Trịnh cho biết: “Điều quan trọng là người làm kinh tế trang trại phải biết kiên trì, đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều mô hình khác, tham khảo tài liệu để nắm bắt đúng kỹ thuật và áp dụng vào thực tiễn một cách phù hợp, hiệu quả”.

Theo UBND xã Đức Mạnh thì hiện tại, trên địa bàn xã có hơn 10 trang trại chăn nuôi của nông dân đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao. Những năm qua, để góp phần giúp nông dân mạnh dạn đầu tư vào các mô hình, chính quyền xã đã không ngừng kêu gọi nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án của tỉnh, huyện.

Địa phương đã phối hợp với các phòng chức năng của huyện hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cũng như các quy trình, cách thức thành lập trang trại cho nông dân. Xã cũng tổ chức nhiều đợt tham quan các mô hình chăn nuôi ở trong, ngoài tỉnh, để giúp nông dân học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình. Nhờ đó, nguồn thu từ kinh tế trang trại trên địa bàn ngày càng cao, góp phần không nhỏ làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương.


Related news

Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm

Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.

Saturday. November 16th, 2013
Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

Saturday. November 16th, 2013
Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

Saturday. November 16th, 2013
Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

Saturday. November 16th, 2013
240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng” 240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng”

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

Saturday. November 16th, 2013