Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên Huế loay hoay với giống lúa chất lượng

Thừa Thiên Huế loay hoay với giống lúa chất lượng
Publish date: Thursday. August 13th, 2015

Chưa tìm được chỗ đứng

Cách đây chừng 5 năm, ngành nông nghiệp đã sản xuất thành công giống lúa HT1 chất lượng cao, được xem là bước đột phá trong nông nghiệp. Đây là giống lúa mới không chỉ phù hợp với chất đất, đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng, thơm, dẻo được thị trường ưa chuộng. Tính đến vụ hè thu năm 2015, giống lúa HT1 đã được nhân rộng khoảng 4.100 ha, song diện tích này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng.

Không dừng lại giống lúa HT1, ngành nông nghiệp còn sản xuất thành công thêm nhiều giống lúa mới, chất lượng cao. Có thể kể đến giống Bắc thơm 7, có nhiều đặc tính vượt trội so với các giống thông thường, sản xuất thành công từ mấy năm qua, nhưng đến nay mới chỉ nhân rộng khoảng 260 ha, chủ yếu trong vụ đông xuân, còn vụ hè thu không sản xuất. Hay như các giống lúa HN6, HC4, RG 3.3… chất lượng cao, song mới chỉ sản xuất được vài chục ha tại một số hợp tác xã như Thủy Thanh, Phú Lương, Phú Hồ. Mới đây, giống lúa Thiên ưu 8 và SV181 được Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương và Công ty TNHH Liên Việt sản xuất thành công, song cũng chỉ mới dừng lại ở mô hình thí điểm là chính.

Kiểm tra giống lúa chất lượng cao

Các giống lúa có ưu điểm chung không chỉ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu mà còn thích ứng với điều kiện tự nhiên, môi trường trên đất Thừa Thiên Huế; chịu các loại sâu bệnh, chống đổ ngã rất tốt; trổ tập trung, khả năng tạo hạt rất nhanh nên giảm thiểu tác động khi gặp thời tiết bất lợi trong giai đoạn trổ…

Chậm nhân rộng, do đâu?

Thực tế hiện nay, chỉ có giống lúa HT1 đang từng bước nhân rộng đại trà, còn lại các giống lúa mới chất lượng khác còn mang tính mô hình thí điểm, rất ít người dân biết đến; kể cả các hợp tác xã, chính quyền địa phương. “Đọc báo, xem ti vi nghe nhiều về các giống lúa chất lượng cao, rất muốn sản xuất thử nhưng không biết mua giống ở đâu, phương thức canh tác như thế nào, có gì khó khăn hay không. Sản xuất được thì sản phẩm bán cho ai, ở đâu?...”, nông dân Phan Tài ở xã Quảng An (Quảng Điền) trăn trở. Ông Nguyễn Tửu, Trưởng ban Kiểm soát, Hợp tác xã (HTX) Đông Phú (Quảng Điền) cho rằng, việc xây dựng mô hình thí điểm đòi hỏi nhiều yếu tố, về nguồn giống, phương thức canh tác, kinh phí đầu tư. Chi phí cho mỗi mô hình thí điểm, trình diễn diện tích khoảng vài sào, chưa biết thành công hay không, song cũng phải bỏ ra vài chục triệu đồng. Đây là khó khăn lớn mà hầu hết các HTX đều gặp phải và ngại sản xuất thí điểm giống lúa chất lượng cao.

Một yếu tố quan trọng được người dân quan tâm là thị trường tiêu thụ. Các giống lúa chất lượng cao đều mới lạ, khi làm ra sản phẩm không biết bán cho ai, tiêu thụ ở đâu. Nếu sản phẩm làm ra không bán được, hoặc khó bán thì sẽ gặp khó khăn trong việc tái đầu tư sản xuất. Ông Trần Quang Phước, Trưởng phòng Trồng trọt-Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng thừa nhận, thị trường tiêu thụ chính là rào cản lớn đối với ngành nông nghiệp và người dân trong việc nhân rộng các giống lúa chất lượng cao.

Cần sự liên kết

Thực tế cho thấy, chỉ cần mở rộng thị trường tiêu thụ thì có thể nhân rộng mô hình giống lúa chất lượng cao. Điển hình như HTX Phú Hồ, HTX Phú Lương, hay HTX Thủy Thanh 2 bước đầu tiếp cận được thị trường đã gieo trồng 260 ha giống lúa Bắc thơm 7. Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Phước, trước khi nhân rộng mô hình thì cần phải khảo sát, nắm bắt thị trường; tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ để nhân rộng diện tích tương ứng, phù hợp.

Cũng theo ông Trần Quang Phước, vai trò của các HTX là rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các HTX cần phải liên kết với nông dân, các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất diện tích lớn, mang tính hàng hóa cũng như hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Giải được “bài toán” liên kết thì chắc chắn mô hình giống lúa chất lượng cao sẽ được nhân rộng và đầu ra sản phẩm thuận lợi. Vấn đề trước mắt, Nhà nước cần quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng mô hình sản xuất thí điểm, trình diễn tại các địa phương để làm cơ sở đánh giá tiềm năng, nhân rộng các mô hình. Và để mô hình giống lúa chất lượng cao được nhân rộng, cần sự vào cuộc đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành chức năng, trong đó sự năng động, linh hoạt, sáng tạo của các HTX có vai trò quan trọng, quyết định yếu tố thành công.

“Ngoài các giống lúa chất lượng cao nêu trên, hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đang chỉ đạo tiếp tục triển khai thí điểm, khảo nghiệm thêm nhiều mô hình giống lúa mới, có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, để nhân rộng diện tích vấn đề mấu chốt là thị trường tiêu thụ. Giải quyết được khâu liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm thì việc nhân rộng mô hình các giống lúa chất lượng cao sẽ là điều đơn giản” - ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh


Related news

Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp

Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.

Tuesday. May 14th, 2013
Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

Friday. May 17th, 2013
Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh) Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.

Tuesday. May 21st, 2013
Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

Tuesday. May 21st, 2013
Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre) Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

Tuesday. May 21st, 2013