Báo Động Chất Lượng Cá Tra Giống

Nhiều hộ chuyên ương nuôi cho biết, dù áp dụng ương nuôi theo khuyến cáo nhưng nhiều đợt ương nuôi đều bị thất trắng.
Theo ngành chức năng, ngoài yếu tố môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh lây lan, dinh dưỡng chưa hợp lý, một nguyên nhân quan trọng khác là do chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất con giống “ép” cá lấy nhiều đợt trứng trong vụ, sử dụng cá bố mẹ không đảm bảo chất lượng, thậm chí sử dụng con giống trong cùng 1 lứa của cùng 1 trại làm cá bố mẹ, dẫn đến hiện tượng cận huyết, cho cá giống có tỷ lệ sống thấp, tăng chi phí trong nuôi cá thịt.
An Giang, Đồng Tháp hiện có khoảng 100 cơ sở cho cá tra đẻ bằng phương pháp nhân tạo, là 2 nơi cung cấp cá bột chủ lực ở miền Tây, cá đang vào mùa sinh sản rộ.
Related news

Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.