Bắc Kạn Trồng Ớt Xuất Khẩu
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
Vụ Đông Xuân 2013 – 2014, được sự hỗ trợ của Dự án 3PAD, Công ty cổ phần Stevia Ventures triển khai mô hình Trồng ớt Mỹ Nhân Vương xuất khẩu trên địa bàn 2 huyện Ba Bể và Na Rì theo mô hình liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông với tổng diện tích trên 50ha.
Giống ớt Mỹ Nhân Vương là giống ớt mới của Đài Loan có năng suất và chất lượng cao đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Thời gian trồng kéo dài khoảng 6 tháng/vụ, năng suất dự kiến đạt từ 25- 30 tấn/ha. Ký hợp đồng liên kết sản xuất ớt Mỹ Nhân Vương người dân được Công ty cổ phần Stevia Venture hỗ trợ toàn bộ cây giống, phân bón, nilon che phủ, thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra Công ty còn trực tiếp tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trong suốt vụ. Sản phẩm được Công ty thu mua toàn bộ với giá 5.000 đ/kg.
Anh Hoàng Văn Thuỷ, thôn Nà Ngộm, xã Chu Hương, Ba Bể cho biết: Trước đây gia đình anh chỉ canh tác các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, đỗ, lạc quy mô nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Được sự hỗ trợ của dự án gia đình anh đã đăng ký trồng thử nghiệm 2000m2.
Theo anh Thuỷ kỹ thuật trồng, chăm sóc ớt có phức tạp và tốn nhiều công hơn so với những cây màu khác nhưng nhờ có cán bộ kỹ thuật của Công ty thường xuyên bám sát hiện trường hướng dẫn, chỉ đạo nên ớt của các hộ dân ở đây đều sinh trưởng tốt. Đến nay, ruộng ớt của gia đình anh đã cho thu những lứa quả đầu tiên.
Công ty trực tiếp ký hợp đồng cam kết bao tiêu sản phẩm với chính quyền địa phương và người nông dân, đồng thời dự án 3PAD hỗ trợ thành lập các nhóm sở thích nhằm gắn kết được các hộ nông dân với nhau, kết nối hiệu quả giữa người dân và doanh nghiệp.
Theo đó, khi đến thời điểm ớt chín Công ty thông báo ngày thu mua sản phẩm cho người dân, tổ chức thu mua theo kế hoạch, trong đó địa điểm thu mua được bố trí gần vùng sản xuất, thuận tiện cho xe ô tô vào thu mua và cho việc vận chuyển tập kết hàng hoá. Sau 15 ngày thu mua người dân được thanh toán đầy đủ. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật với tình hình sinh trưởng của cây ớt Mỹ Nhân Vương trên địa bàn huyện Ba Bể năng suất toàn vụ đạt khoảng 20 – 25 tấn /ha.
Những kết quả bước đầu của dự án sản xuất ớt Mỹ Nhân Vương không chỉ góp phần đưa một loại cây trồng hàng hoá mới đến với tỉnh ta mà còn giúp nông dân làm quen với cách tổ chức sản xuất mới: “Sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” đây là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
Với sự hỗ tích cực của dự án 3PAD và Công ty cổ phần Stevia Ventures hy vọng rằng việc phát triển mở rộng vùng trồng ớt sẽ được duy trì và nhân rộng, qua đó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân, nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác cho nông dân góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Related news
Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.
Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.
Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.
Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.
Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.