Bắc Hà (Lào Cai) chú trọng phát triển giống cây ăn quả chất lượng cao
Tuy nhiên, gần đây nhiều diện tích cây trồng có biểu hiện già cỗi, năng suất, chất lượng ngày càng giảm, việc chủ động nguồn cây giống chất lượng cao nhằm cải tạo, trẻ hóa những vườn cây ăn quả đặc sản đã được tỉnh và huyện quan tâm.
Những năm qua, Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà thuộc Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp tỉnh đã thực hiện Dự án cải tạo vùng mận Tam hoa Bắc Hà và Dự án phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao trên địa bàn huyện Bắc Hà nhằm khai thác và phát huy tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc sản, tạo sản phẩm hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong đó, công tác tuyển chọn và nhân giống từ các cây giống đầu dòng có phẩm chất tốt, năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương luôn được cán bộ trại đặc biệt chú trọng.
Để hình thành vùng cây ăn quả ôn đới chất lượng cao, thời gian qua, Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp tỉnh đã giao cho Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà đã chủ động tìm nguồn gen, sản xuất cây giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Qua khảo nghiệm, trại đã xác định được giống lê VH6 (lê Tai nung 6) và đào Pháp chín sớm phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và cho thu hoạch sớm hơn sản phẩm cùng loại có nguồn gốc Trung Quốc.
Giống lê VH6 được nhập từ Đài Loan về nghiên cứu khảo nghiệm tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà từ năm 2002. Đến nay, tổng diện tích lê VH6 tại Bắc Hà lên tới 120 ha, cây lê cho năng suất cao và chất lượng quả tốt, thời gian thu hoạch trước giống lê Trung Quốc và lê địa phương khoảng 1 tháng, nên tiêu thụ gặp nhiều thuận lợi. Cây đào Pháp hiện đã được một số xã tại Bắc Hà, Sa Pa và thành phố Lào Cai trồng với diện tích nhỏ, quả to, màu sắc đẹp, chất lượng ngon. Ngoài ra, Trại cũng tuyển chọn và phát triển giống mận Tam hoa, lê xanh chất lượng cao từ nguồn gen quý sẵn có tại Bắc Hà để sản xuất cây giống cung cấp cho bà con trong huyện, trong tỉnh.
Để sản xuất cây giống chất lượng cao, Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà đã tuyển chọn được nguồn cây giống đầu dòng khá dồi dào. Từ 300 cây lê VH6, 200 cây đào Pháp chín sớm, 163 cây mận Tam hoa đầu dòng, mỗi năm Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà cung cấp cho thị trường Lào Cai khoảng 10.000 - 12.000 cây giống chất lượng cao, trong đó chủ yếu là lê VH6, đào Pháp chín sớm và mận Tam hoa cung cấp cho huyện Bắc Hà. Bên cạnh đó, Trại cũng nghiên cứu để sản suất một số giống cây bản địa, như lê xanh, mận Tả Van... nhằm duy trì và phát triển nguồn gen quý.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn lê VH6 đầu dòng vừa cho thu hoạch những lứa quả cuối mùa, anh Lương Quang Thạch, Trại trưởng Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà chia sẻ, trong mùa hè năm nay mỗi cây lê mẹ tại vườn cho thu từ 30 - 40 kg quả. Từ 300 cây lê VH6 này, chúng tôi đã sản xuất được 48.000 cây lê giống chất lượng cao bằng phương pháp ghép cành để cung cấp cho bà con trên địa bàn tỉnh. Mỗi cây lê giống khi xuất vườn đều đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, chất lượng nghiêm ngặt.
Tới vườn ươm, nhìn những kỹ thuật viên nâng niu từng mắt ghép, nhẹ nhàng thực hiện các thao tác kỹ thật trên ngôi ghép, chăm sóc cây con mới nảy chồi, tôi có cảm giác như họ đang chăm sóc những đứa “con đẻ” của mình vậy. Từng cây qua “bàn tay vàng” của các kỹ thuật viên sau khi ghép khoảng 20 ngày sẽ nảy chồi, bật búp, hứa hẹn trở thành “cây tiền” của nông dân nay mai.
Hy vọng với những cây giống và những dự án cải tạo, phát triển giống cây ăn quả chất lượng cao, Bắc Hà sẽ trở thành vùng chuyên canh cây ăn quả ôn đới cho hiệu quả kinh tế cao, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, vừa giúp người dân cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Related news
Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.
Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.
Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn chưa thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh.
Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.