Áp Lực Giá Giảm Đè Nặng Người Nuôi Chim Yến
Nuôi chim yến trong nhà từng được xem là nghề “hái ra vàng” khí giá tổ yến cao ngất ngưởng, hiệu quả đầu tư nuôi yến rất cao. Tuy nhiên, gần đây người nuôi chim yến gặp khó do áp lực cạnh tranh về giá đối với tổ yến nhập khẩu khiến giá tổ yến giảm mạnh, trong khi đó tỷ lệ thành công trong nuôi chim yến rất thấp.
Giá tổ yến trong nước giảm mạnh
Những năm đầu của nghề nuôi yến, tổ yến Gò Công (Tiền Giang) có mức giá cao ngất ngưởng do có chất lượng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây tổ yến nhập khẩu được bày bán tràn lan trên thị trường với giá bán rất thấp so với tổ yến trong nước khiến cho mặt bằng tổ yến Gò Công cũng giảm giá mạnh.
Ông Trần Văn Thiết, một trong những người nuôi yến đầu tiên và thành công nhất ở xã Long Bình, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) cho biết, từ nhiều năm nay, tổ yến nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia đã được bày bán trên thị trường với nhiều loại khác nhau.
Tuy nhiên, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được tổ yến trong nước với tổ yến nhập khẩu mà chỉ có người trong nghề mới nhận biết được.
“Thực ra tổ yến nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia có giá bán thấp vì chất lượng thấp hơn tổ yến trong nước, nhưng người bán không nói nên vẫn có trường hợp người tiêu dùng về ”, ông Thiết cho hay.
Hiện nay, chưa có kết quả khảo sát chính thức là tổ yến ngoại nhập chiếm thị phần bao nhiêu trên thị trường dù biết rằng tỷ lệ này là rất cao. Tuy nhiên, điều dễ nhận ra là giá tổ yến trong nước trong thời gian gần đây đã giảm mạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, chủ một nhà yến ở thị xã Gò Công (Tiền Giang), chỉ trong vòng 2 năm nay, giá tổ yến đã giảm 3 lần.
Cụ thể, giá tổ yến thô trên thị trường hiện chỉ nằm ở mức 20 triệu đồng/kg, còn tổ yến loại 1 cũng có giá chỉ 25 triệu đồng/kg, giảm mạnh so với mức trên 3 triệu đồng/kg vào cuối năm 2013. Hiện tại tổ yến ở Gò Công được bán khắp nơi nhưng gần đây phòng trào nuôi yến phát triển mạnh nên khả năng giá tổ yến tiếp tục giảm là khó tránh khỏi.
“Tổ yến Gò Công lúc chưa sơ chế có mùi tanh đặc trưng, sợi yến nhuyễn. Nếu lấy tổ yến Gò Công đem ngâm trong nước 15-20 phút thì tổ yến vẫn không tan nhưng khi ngâm tổ yến nhập khẩu chỉ sau một thời gian thì tổ yến mềm nhũn, rời ra”, ông Thanh cho biết.
Số lượng nhà yến thành công thấp
Theo giới kinh doanh tổ yến, ngoài người dân địa phương đầu tư xây dựng nhà nuôi yến thì không hiếm những nhà đâu tư từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa, thậm chí có công ty xuống đầu tư mấy chục căn nhà nuôi yến ở TX Gò Công.
Do tình trạng đổ xô xây nhà nuôi yến nên chỉ qua một thời gian ngắn đã có hàng loạt nhà nuôi yến đua nhau mọc lên. Hiện nay, đi vào khu vực huyện Gò Công Tây, TX Gò Công không khó để tìm ra các căn nhà nuôi yến 2-3 tầng, có nơi tận dụng tầng 2-3 để nuôi yến còn các tầng dưới để ở hay kinh doanh dịch vụ. Có lẽ chính vì vậy mà nhiều người dân nơi đây cho rằng nuôi yến có lẽ là nghề thu hút đầu tư lớn nhất ở địa phương này.
Ông Nguyễn Quang Hai, xã Long Bình, cư ngụ ở huyện Gò Công Tây cho biết, xây nhà nuôi yến ở Gò Công được thiên nhiên ưu đãi, nơi nào cũng có thể nuôi và tổ yến có chất lượng cao. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư nuôi yến hiện không còn cao, phải tới 10 năm mới lấy lại vốn thay vì 5 năm như trước nên chắc chắn số nhà đầu tư nuôi yến mới trong thời gian tới sẽ giảm.
Theo phòng Kinh tế TX Gò Công, bình quân mỗi căn nhà nuôi yến phải đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Ở địa phương này hiện có gần 300 căn nhà nuôi yến thì tổng số vốn đầu tư là gần 600 tỷ đồng, đây là số vốn đầu tư không hề nhỏ. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiệu quả đầu tư nuôi yến chỉ đạt khoảng 30% do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Điều này đã được chứng minh ở các nước nuôi yến mạnh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Với sản lượng yến thu hoạch hàng năm ngày càng tăng nên giá bán yến ở các nước này rất thấp (khoảng 16-17 triệu đồng/kg) và phải xuất khẩu sang Việt Nam. Vì thế hiện giá yến Gò Công giảm mạnh chỉ còn 20 triệu đồng/kg. Đây là thực trạng đáng lo ngại cho người đã đầu tư nuôi yến nuôi yến ở Gò Công cũng như trên cả nước nói chung.
Related news
Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.
Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.
Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.
Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.
Phải khẳng định rằng Thủy sản là một trong những nhóm ngành xuất khẩu chủ lực và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngành Thủy sản gặp khó không chỉ ở yếu tố thị trường tiêu thụ bên ngoài mà còn chính ở những yếu tố nội tại trong nước. Vì vậy, việc tái cấu trúc quy trình sản xuất, xuất khẩu đang được đặt ra một cách cấp thiết.