Anh Trần Duy Khương thoát nghèo từ nghề nuôi dê
Anh Trần Duy Khương chăm sóc đàn dê
Anh Khương xuất thân từ gia đình nghèo, không đất sản xuất, đông anh em.
Từ nhỏ, anh không được học hành nhiều.
Anh lập gia đình với chị Mai Hoa Hồng vào năm 2003 và có 2 con.
Năm 2005, anh nhận giữ vườn và chăm sóc ao cá cho một hộ trong xã An Nhơn, lương mỗi tháng 2,5 triệu đồng.
Nhận thấy chỉ trông vào làm thuê thì không đủ lo chi tiêu trong gia đình và chuyện học của 2 đứa con, và cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi dê qua lời chỉ dẫn của một người bạn.
Đầu năm 2007, nhờ vào số tiền 20 triệu đồng vợ anh được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Nhơn giới thiệu vay, anh mua 4 con dê (2 dê đực và 2 dê cái) về nuôi, vốn trung bình khoảng 600 ngàn đồng/con.
Anh đi kiếm cỏ, các loại rau xanh, chuối cây, mua thêm bả đậu nành tại các lò sản xuất tàu hủ với giá 2 ngàn/kg cho dê ăn.
Sau 5 tháng nuôi, dê đạt trọng lượng 35 - 40kg/con thì có thể xuất chuồng.
Lứa đầu anh bán dê thịt (1 đực, 1 cái) được khoảng 40 - 50 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, mỗi con anh lãi 1,5 triệu đồng.
Còn lại 2 con anh Khương làm giống để nhân đàn.
Thành công lứa đầu tiên, anh và vợ rất phấn khởi và tiếp tục học hỏi nhiều kỹ thuật mới để nuôi dê tốt hơn như: đến những chuồng dê lớn để mua dê đực giống mới về nhân đàn, thiết kế chuồng nuôi theo kiểu tạo không gian thoải mái để dê mau lớn,...
Hằng ngày, vợ chồng anh Khương cắt cỏ, chăm sóc dê và tranh thủ làm mướn thêm.
Với sự siêng năng và không ngừng học hỏi, anh Khương ngày càng thành công trong nuôi dê.
Hiện đàn dê của anh là 20 con, gồm dê bố mẹ và dê con nuôi thịt.
Hàng năm, anh đều có dê thịt xuất chuồng, thu nhập khoảng 40 triệu đồng.
Nhờ thường xuyên cập nhật, tuyển chọn dê đực mới nên chuồng dê của anh có nhiều giống như: dê mặt sọc (còn gọi dê cỏ) dê bo, dê bách thảo, dê Ấn Độ,...
Anh Khương nói: “Ban đầu nuôi dê, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm.
Những lúc dê bị bệnh, tôi lung túng không biết cách xử lý.
Nhờ đi học hỏi và nuôi lâu dần nên tôi biết được nhiều kỹ thuật để nuôi tốt và đạt hiệu quả hơn”.
Hơn 1 năm nay, anh nuôi thêm 1 con bò để ăn cỏ thừa của dê.
Sáng kiến này giúp anh tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Với giá dê hiện nay khoảng 100 ngàn/kg, những dịp cao điểm có thể 120 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi con dê thịt nuôi 5 tháng, trừ chi phí con giống, anh lãi khoảng 1,8 tiệu đồng.
Anh Khương chia sẻ: “Trước đây, kinh tế gia đình khó khăn, tôi rất buồn và nghĩ nếu mình không quyết tâm lao động vươn lên sẽ nghèo suốt đời.
Từ đó, tôi cố gắng làm nên cuộc sống đã đỡ hơn trước và niềm vui lớn nhất là gia đình được thoát nghèo”.
Là hộ nghèo không đất sản xuất nhưng với niềm tin và sự cần cù trong lao động sản xuất, anh Trần Duy Khương đã vượt qua cuộc sống nghèo khó.
Chị Nguyễn Thị Hồng Muội - Phó Bí thư Huyện đoàn Châu Thành cho biết: “Anh Khương là một trong những thanh niên tiêu biểu của huyện có cách làm kinh tế sáng tạo.
Mô hình chăn nuôi dê kết hợp nuôi bò của anh được Huyện đoàn giới thiệu cho Tỉnh đoàn tham quan và cho những thanh niên trong huyện đến học hỏi.
Thời gian tới, Huyện đoàn tranh thủ xem xét các nguồn giới thiệu cho anh vay để mở rộng mô hình chăn nuôi”.
Related news
Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.
Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.
Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.
Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...