Ẩn họa dịch bệnh từ đất sạch để trồng cây

Các nơi này đều có sẵn hàng để bán cho khách từ loại bao nhỏ nhất khoảng 5kg đến loại lớn hơn.
Tại đây có 2 loại đất, một chỉ là đất và phải mua phân để bón kèm, loại còn lại nơi sản xuất đã trộn sẵn phân trong đó, người mua cứ thế đem về trồng.
Phần lớn đất sạch trên thị trường đều chưa có đăng ký chất lượng sản phẩm.
“Đem đất này về anh chỉ cần đổ ra trồng, không phải bón phân, tiện lắm.
Mấy người thích trồng cây lại chỗ em mua hoài.
Có người đặt mua mỗi lần cả chục bao loại lớn”- một thanh niên tên Huy, bán đất trên đường Thành Thái, quận 10 nói.
Huy cho biết chỉ bán đất của hai công ty do nhiều người ưa dùng, đất tốt, cây mau lớn, ít tạp chất, rồi lôi ra một bao đất màu vàng có tên Đất sạch dinh dưỡng của công ty T.
Trên bao bì của bao đất này ghi: “Sạch mầm bệnh, giàu dinh dưỡng, giải pháp toàn diện cho cây trồng”.
Ngoài ra còn có thông tin về các loại đất khác nhau như đất sạch giàu dinh dưỡng, đất trồng rau, đất trồng mai, đất trồng cây… Nhưng khi chúng tôi hỏi đất để trồng rau, Huy lại đưa bao đất sạch dinh dưỡng chứ không phải đất trồng rau.
“Loại nào cũng vậy, đất đều sạch như nhau” - anh này cố giải thích khi khách thắc mắc.
Theo quan sát, các bao đất tại các điểm bán đều có địa chỉ sản xuất, nhưng phần lớn trong đó đều không có các thông tin về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc nếu có chỉ ghi rất mập mờ như TCVN… Không bao bì nào có chứng nhận của các cơ quan, đơn vị chuyên trách.
Thành phần chính của những loại đất này là mùn xơ dừa, các chất đạm, lân, kali, magiê…
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới (TARCC), TP.HCM, khi nói đến đất sạch thì phải kể đến các tiêu chuẩn như sau:
Không chứa kim loại nặng vì đây là những kim loại bị cấm hoặc hạn chế trong thực phẩm dành cho con người và các gia súc, gia cầm khác, có nguy cơ cao gây bệnh ung thư; không chứa các vi sinh vật gây bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại, thuốc trừ cỏ;
Không chứa những loại thuốc đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản thực phẩm; không chứa trứng giun sán.
Ngoài ra, đã là đất sạch thì phải không có quá nhiều đạm, đó chính là ion NO3.
Bởi vì chất này khiến cho cây phát triển xanh tốt nhưng nếu vượt ngưỡng thì sẽ chuyển thành ion NO2, khi gặp hồng cầu trong máu sẽ là yếu tố gây bệnh ung thư.
“Hiện tại đã có các tiêu chí về đất sạch, tuy nhiên không cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, xử lý, đánh giá các loại đất này nên người dân muốn tìm đất sạch chỉ có hỏi… ông trời” - ông Nghĩa nói.
Related news

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).