An Giang Tổ Chức Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Đất

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.
Nắm bắt được nhu cầu của nông dân, năm 2014 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn phối hợp với chính quyền địa phương thị trấn Phú Hòa thực hiện trình diễn mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất.
Mô hình được thực hiện từ tháng 03/2014 tại hộ ông Dương Văn Sắt ở ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, với diện tích ao 2.000 m2.
Sau hơn 6 tháng thả nuôi, vừa qua Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn tổ chức hội thảo kiểm tra, đánh giá kết quả mô hình. Kết quả, năng suất cá đạt 2,07 kg/m2, trong đó 75% cá nuôi đạt kích cỡ 9 - 10 con/kg, tỷ lệ sống đạt 85%.
Theo kế hoạch đến tháng 11/2014 sẽ thu hoạch, dự kiến sản lượng đạt 4.136 kg, với giá bán hiện tại 57,500 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận được khoảng 37 triệu đồng.
Ông Phan Phi Hùng - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn cho biết, với ưu điểm dễ thích nghi với môi trường nuôi, phổ thức ăn rộng, sức sinh sản lớn và sức sinh sản tự nhiên trong ao cao nên nông dân có thể tận dụng các ao, đìa sẵn có để nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cá sặc rằn. Mô hình nuôi cá sặc rằn trong ao đất là mô hình mới góp phần nâng cao chuỗi giá trị kinh tế về thủy sản, giúp người dân có thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo.
Related news

Ngày 12/2, Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2014-2015. Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá, tuyển chọn và giới thiệu các giống lúa mới triển vọng đã qua khảo nghiệm có năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác, giúp nông dân lựa chọn những giống lúa phù hợp trong sản xuất.

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.