Ăn gian tới 91,3% lượng kẽm trong sản phẩm phân bón của Công ty Thuận Phong

Để làm rõ vi phạm của công ty CP Sản xuất và Thương mại Thuận Phong ( công ty Thuận Phong ), các cơ quan chức năng tỉnh đồng Nai đã lấy mẫu giám định đối với 29 loại sản phẩm của công ty này tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thuộc Bộ khoa học và Công nghệ.
Theo kết quả giám định, chỉ có 9 mẫu phân bón có kết quả các chỉ tiêu thành phần dĩnh dưỡng đạt mức công bố của doanh nghiệp.
19 mẫu còn lại không đạt các chỉ tiêu chất lượng.
Cụ thể, phân bón vi lượng Bo với Bo là chất chính trong thành phần dinh dưỡng của sản phẩm được công ty Thuận Phong công bố mức chất lượng tới 30.000ppm.
Tuy nhiên, kết quả giám định cho thấy, hàm lượng Bo chỉ đạt 20% so với con số mà doanh nghiệp công bố.
Nghiêm trọng hơn, đối với loại phân bón cao cấp vi lượng kẽm, kết quả giám định thành phần chất chính là kẽm chỉ đạt 1.310ppm; trong khi đó, doanh nghiệp công bố tới 15.000ppm.
Như vậy, công ty Thuận Phong đã “ăn gian” tới 91,3% hàm lượng kẽm trong sản phẩm phân bón cao cấp vi lượng này.
Related news

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...