Ấn Độ Tăng Mạnh Nhập Khẩu Thanh Long Của Việt Nam

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), trái cây thanh long đã trở thành một hiện tượng gây sốt ở Ấn Độ, với lượng nhập khẩu tăng gần 20 lần trong 2 tháng qua.
Hầu hết thanh long - còn được gọi là Pitaya - nhập khẩu vào Ấn Độ đến từ Việt Nam. Chính việc thay đổi hình thức vận chuyển từ đường hàng không sang đường biển đã dẫn đến việc lượng thanh long nhập khẩu vào Ấn Độ gia tăng theo cấp số nhân. Điều này đã làm giảm chi phí vận chuyển từ 150 rupi/kg xuống còn 20 rupi/kg.
Trái thanh long thuộc cây họ xương rồng, bắt đầu được tiêu thụ phổ biến tại các đô thị, đặc biệt là ở miền Nam Ấn Độ. Thanh long trồng tại Ấn Độ có giá bán rẻ hơn so với nhập khẩu nhưng mùa vụ chỉ kéo dài khoảng 5 tháng trong năm trong khi tại Việt Nam gần 10 tháng trong năm.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ lớn nhưng mới chỉ mở cửa cho nhập khẩu thanh long Việt Nam từ đầu năm nay. Đáng chú ý, thanh long Việt Nam xuất sang nước này không cần phải chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng nên việc thâm nhập thị trường này không quá khó.
Thanh long được sử dụng như món tráng miệng yêu thích tại các khách sạn cao cấp của Ấn Độ do dáng vẻ kỳ lạ của nó. Ngoài ra, loại trái cây này cũng nhanh chóng được ưa chuộng trong giới trung lưu và một số tầng lớp khách hàng khác tại Ấn Độ.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/an-do-tang-manh-nhap-khau-thanh-long-cua-viet-nam.html
Related news

Nhu cầu sử dụng rau trong bữa ăn hằng ngày còn phổ biến hơn cả thịt, cá… nhưng trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng (NTD) đang ăn phải các loại rau không an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

“Chúng tôi khẳng định, thông tin cá nhiễm chất cấm có nguồn gốc từ Đồng Tháp là chưa thỏa đáng về mặt khoa học”

Hôm qua (21.6), Nghị quyết giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Quốc hội thông qua, với mục tiêu tăng đầu tư cho tam nông “5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước”.

Thời điểm này năm ngoái, giá muối ở Bình Thuận rớt thê thảm, dao động từ 300-500 ngàn đồng/tấn, diêm dân sản xuất không đủ chi phí bù lỗ. Thế nhưng hiện nay giá muối bất ngờ tăng trở lại, từ 700-950 ngàn đồng/tấn, diêm dân lại hào hứng sản xuất muối trở lại.