600 Con Gà Mắc Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Ở Kon Tum

Sáng 11-2, Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng đã chẩn đoán và kết luận mẫu xét nghiệm được lấy từ đàn gà của gia đình ông Phan Thanh Long, trú ở tổ dân phố 4, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) dương tính với cúm gia cầm H5N1.
Ngay lập tức, Trạm Thú y TP. Kon Tum và chính quyền phường Ngô Mây đã tiến hành hỗ trợ và tiêu hủy toàn bộ số gà còn lại của gia đình ông Long. Đồng thời, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu trùng khử độc chuồng trại, đồng thời tiến hành kiểm tra, khuyến cáo với người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn đi kiểm tra các khu vực lân cận tìm ổ dịch để có biện pháp kịp thời...
Trước đó, ngày 6-2 gia đình ông Phan Thanh Long, tổ dân phố 1, phường Ngô Mây (TP. Kon Tum) phát hiện một số con trong 600 con gà đẻ của gia đình ủ rũ và có những biểu hiện khác thường. Ngay lập tức, gia đình đã báo cáo với cơ quan Thú y phường Ngô Mây đến lấy mẫu gửi đi Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng kiểm tra. Cũng theo ông Long, dịch cúm xuất hiện ngày 6-2 nhưng đến ngày 9 và 10-2 gà chết hàng loạt.
Đối với chị Lường Thị Hiên (SN 1977), cán bộ phụ trách Thú y phường Ngô Mây (TP. Kon Tum), ngay sau khi kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm trên đàn gà của gia đình ông Long để gửi về Trung tâm Thú y Vùng 4 Đà Nẵng, sức khỏe của chị có hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt... Ngay lập tức, gia đình đã đưa chị Hiên đến Bệnh viện Đa khoa Kon Tum để nhập viện để theo dõi phòng khả năng nhiễm cúm gia cầm H5N1.
Related news

Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.