Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sốt Giống Cá Tra

Sốt Giống Cá Tra
Publish date: Wednesday. March 14th, 2012

Giá cá tra giống đang cao ngất ngưởng. Thiếu giống dẫn đến tình trạng tranh mua, bỏ qua yếu tố chất lượng, hậu quả người nuôi lãnh đủ.

Giá giống tăng cao 
Mấy ngày qua, thông tin một số DN chế biến cá tra XK gặp khó khăn về nguồn vốn đã khiến nhiều nông dân ồ ạt bán cá tới kỳ thu hoạch vì sợ giá giảm. Tuy vậy, nhiều bà con vẫn đang tranh thủ kiếm giống để thả nuôi trở lại. 
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, diện tích ao nuôi cá tra toàn tỉnh gần 100 ha với lượng giống thả khoảng 55 triệu con, chiếm gần 80% diện tích (127 ha), tăng hơn 10% diện tích thả nuôi năm 2011. Tại tỉnh Đồng Tháp còn 60 ha ao nuôi cá tra chưa thả giống trở lại, giảm 40% diện tích nuôi cuối năm 2011. 
Tình hình thả nuôi cá tra thương phẩm đang diễn ra ồ ạt, nhưng sản lượng cá tra giống cung ứng cho thị trường lại đang giảm mạnh. Theo ước tính của ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản VN (VASEP), lượng cá tra giống cung ứng cho thị trường chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thả nuôi của nông dân và đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 thị trường cá tra giống mới phục hồi trở lại. 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của lũ kéo dài và sau đó là không khí lạnh làm cho việc SX và ương nuôi cá giống  khó khăn. Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết, toàn tỉnh có 2 trại SX giống quy mô lớn, 1.236 hộ ương cá tra giống với diện tích khoảng 545 ha, nhưng từ đầu năm đến nay cả tỉnh mới SX được 5 triệu cá tra bột. 
Thiếu cá tra giống thả nuôi nên giá liên tục tăng cao, hiện tăng khoảng 50% so với với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 10- 15% so với hồi đầu năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tại Tiền Giang cá tra giống cỡ 1,2- 1,5 cm có giá từ 1.200- 1.600 đ/con; cỡ 1,5- 2 cm từ 1.600- 2.100 đ/con. Còn ở An Giang, cá loại 1,5- 1,8 cm có giá 1.200 đ/con, loại 2 cm lên đến 1.700 đ/con. 
Nông dân Nguyễn Văn Hai, xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, cá tra giống loại 2 phân có giá 2.000- 2.200 đ/con; loại 3 phân có giá 2.600- 2.800 đ/con. “Mấy vụ cá trước, chỉ cần vài ngày là tôi kiếm đủ lượng giống để thả nuôi cho 2 ao cá tra khoảng 1 ha nhưng vụ này phải chờ ròng rã 1 tháng trời mới có được 300 ngàn con giống cho 1 ao cá tra 5.000 m2, dù chấp nhận mua giống với giá cao", ông Hai nói. 
Chi phí nuôi tăng 
Để quản lý chất lượng cá tra giống hiệu quả, cần ban hành quy chế quản lý giống có sự phối hợp đồng bộ, tránh sự chồng chéo chức năng dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan quản lý thú y thủy sản với cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.

Cần sử dụng hiệu quả đàn cá tra bố mẹ được chọn lọc di truyền nhằm thay thế đàn cá tra bố mẹ bị thoái hoá, đã được Viện Nghiên cứu NTTS 2 chuyển giao cho các Trung tâm giống Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL (đã chuyển giao 85.000/100.000 con cá tra bố mẹ). 
Do nguồn cá tra giống khan hiếm, nông dân đã tự nâng giá lên và bất chấp chất lượng giống thế nào để tranh thủ có giống thả nuôi cho kịp thời vụ. Điều này, đã vô tình làm cho cá tra giống vốn đã thiếu hụt lại càng thêm khan hiếm, sốt giá và nguy cơ dịch bệnh trên cá tra là rất cao. 
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo chất lượng cá tra đang suy giảm nghiêm trọng do chất lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, tình trạng cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. Điều này dẫn đến hậu quả tỷ lệ ương từ cá bột lên cá giống chỉ đạt khoảng 10%, dịch bệnh xuất hiện nhiều, thời gian nuôi kéo dài từ 8- 10 tháng thay vì chỉ cần 6- 8 tháng là cá đạt cỡ thu hoạch. 
Ông Lê Văn Tâm, một thương lái cá tra giống ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) tiết lộ: "Thời điểm này, làm cá giống rất tốt, hoa hồng cao mà không ai “dám” hỏi tới hỏi lui cá ở đâu, chất lượng thế nào. Chỉ cần cá đạt cỡ, chịu giá là ký hợp đồng miệng ngay”. 
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, khi thả giống tỉ lệ cá hao hụt từ 20- 60%,  do cá bị sây xát trong quá trình vận chuyển, dễ nhiễm các bệnh xuất huyết, gan thận mũ. Các tháng tiếp theo từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 thường gặp các bệnh do ký sinh trùng, gan thận mủ, xuất huyết đốm đỏ, trắng gan trắng mang với tỉ lệ cá hao hụt từ 5 - 10 %. Các tháng cuối chu kỳ nuôi ít xảy ra bệnh với tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn 1%.


Related news

Cảnh Báo Nuôi Tôm Theo Phong Trào Cảnh Báo Nuôi Tôm Theo Phong Trào

Thời gian gần đây, khi giá tôm thẻ chân trắng tăng cao thì nhiều hộ dân ở các xã ven biển huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã ồ ạt đào hồ nuôi tôm, bất chấp sự khuyến cáo của chính quyền địa phương và ngành chức năng.

Friday. March 14th, 2014
Doanh Nghiệp Thủy Sản Có Nắm Bắt Được Cơ Hội? Doanh Nghiệp Thủy Sản Có Nắm Bắt Được Cơ Hội?

Nhiều chuyên gia nhận định, TPP tạo ra nhiều lợi thế đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi thuế suất được giảm xuống bằng 0%. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đó như thế nào?

Friday. March 14th, 2014
Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Hỗ Trợ Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm

Cũng như nhiều sản phẩm của địa phương trong tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2013 Trứng gà Tân An (TX Quảng Yên) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng quyền sử dụng nhãn hiệu.

Friday. March 14th, 2014
Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Chăn Nuôi Nông Hộ Cần Chính Sách Hỗ Trợ Cho Chăn Nuôi Nông Hộ

Ngày 13/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan và đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT một số tỉnh, thành trên cả nước.

Friday. March 14th, 2014
Tha Thiết Với Nấm Đà Lạt Tha Thiết Với Nấm Đà Lạt

Một cơ sở sản xuất phôi nấm công suất lớn, đầu tư quy mô, bài bản, mỗi tháng cung cấp hàng trăm ngàn phôi nấm tai mèo cho nông dân. Đó là cơ sở nấm của hai ông chủ rất trẻ đặt tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Không chỉ với nấm tai mèo, cơ sở còn đang chinh phục thêm nấm linh chi Đà Lạt với mục tiêu đưa linh chi Đà Lạt vào sản xuất rộng rãi.

Friday. March 14th, 2014