4 nhiệm vụ cho nông nghiệp giai đoạn mới

10 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết, sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ năm 1989 nước ta đã trở thành nước xuất khẩu lương thực.
Nhiều ngành sản xuất nông lâm thủy sản cũng đã hướng ra xuất khẩu.
“Việt Nam cũng đã trở thành 1 trong 20 nước xuất khẩu nông-lâm-thủy sản lớn nhất trên thế giới.
Hiện nay, nước ta đã có 10 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD, trong đó, có nhiều sản phẩm có vị thế cao trên thị trường thế giới”- ông Phát nói.
Nông nghiệp Việt Nam đóng góp lớn vào xuất khẩu.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, ngày 14.11.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Bộ Canh nông và trở thành ngày truyền thống của ngành NNPTNT Việt Nam.
70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành vai trò quan trọng, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp vĩ đại của đất nước ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH.
“Đặc biệt, 30 năm qua nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện về cả nông lâm ngư nghiệp.
Từ chỗ nhập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp như cà phê, cao su, thủy sản…
Những kết quả đó đã giúp nước ta thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế…”- Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tái cơ cấu mạnh
Đánh giá cao về những nhiệm vụ mà ngành NNPTNT đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước cũng lưu ý ngành cần tập trung vào 4 nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh chuyển sang sản xuất những cây, con có chất lượng và giá trị kinh tế cao, có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với thế mạnh và tiềm năng của từng vùng, thích ứng biến đổi khí hậu…
Thứ hai, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ vào nông nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…
Thứ ba, đa dạng hóa các nguồn lực, tăng cường đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp, cùng với đầu tư của Nhà nước, cần thu hút sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp.
Thứ tư, tập trung chỉ đạo xây dựng có kết quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch nước tin tưởng rằng, với truyền thống của ngành nông nghiệp và các phong trào thi đua mạnh mẽ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ tiếp tục gặt hái được những thắng lợi to lớn trong giai đoạn mới 2015-2020 và những năm tiếp theo.
Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 486,2 triệu USD nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 4,2 tỷ USD và năm 2014 đã đạt hơn 30,8 tỷ USD, gấp 63 lần so với năm 1986.
Related news

Sáng 10/6, Công ty Đóng tàu Hạ Long phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam (Bộ NN&PTNT) tiến hành chạy thử tàu kiểm ngư lớn nhất Việt Nam trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là con tàu mang số hiệu KN - 781 được đánh giá là tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.

Đầu năm 2013, ông Phượng đầu tư 20 triệu đồng xây dựng cơ sở trồng nấm linh chi rộng khoảng 100m2 với 10.000 bịch. Từ cơ sở này, mỗi năm ông thu nhập 120 triệu đồng. Theo ông, giống nấm linh chi được nhập từ Trung tâm Phát triển và chuyển giao nông nghiệp nấm Quảng Nam, còn nguyên liệu (cao su, bột cưa…), ông đến tỉnh Gia Lai mua với giá rẻ. Nhờ thế mà tiết kiệm được chi phí.

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại nhằm sử dụng đất theo đúng quy hoạch và kế hoạch. Là huyện miền núi, địa bàn rộng nhưng huyện Tân Sơn đã khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai.

Theo bà con nông dân nhiều giống ngô hiện nay bị nhiễm các bệnh rất nặng và nếu năng suất cao thì chất lượng lại thấp hoặc ngược lại... Hiện, giống ngô nếp lai Max 68 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) đã khắc phục được các nhược điểm trên và được nông dân rất ưa chuộng.

Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.