Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo

3 vấn đề cốt lõi trong tái cơ cấu lúa gạo
Publish date: Tuesday. November 17th, 2015

Ba vấn đề này đặc biệt cấp bách tại vùng lúa gạo trọng điểm ĐBSCL - khu vực chiếm hơn 90% sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu của cả nước, nhưng chưa được đề cập đủ trong dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo.

Cụ thể về giống, Bộ NNPTNT cần sớm công bố tiêu chuẩn hạt gạo đạt chuẩn quốc gia để có cơ sở xác định cho doanh nghiệp (DN) khi định giá xuất khẩu.

Ví dụ như giống lúa thơm Jasmine, có rất nhiều dòng khác nhau, sản phẩm gạo thơm của các DN cũng có tỉ lệ độ thuần khác nhau trong khi việc kiểm tra độ thuần trong nước rất khó khăn.

Hiện chỉ có Viện Lúa Ô Môn (Cần Thơ) có máy móc để làm việc này, nhưng kéo dài 7 – 10 ngày và chi phí cao.

Còn Thái Lan kiểm tra độ thuần của gạo Jasmine chỉ tốn 7 – 8 giờ, giá rẻ hơn nhiều.

Do đó, nhiều DN khi xuất khẩu gạo thơm vẫn phải gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định, rất tốn kém.

Từ năm 2008 đến nay, có khoảng 20 DN Việt Nam được xuất khẩu gạo thơm vào thị trường Mỹ, nhưng phần rủi ro cho DN rất lớn.

Ví dụ như trong năm 2014, một DN thành viên của Vinafood II đưa 1.000 tấn gạo thơm vào Mỹ đã lỗ hơn 4 tỷ đồng, do DN không kiểm tra được độ thuần của gạo thơm trước khi xuất khẩu nên bị đối tác trả hàng về.

Đặc biệt, vấn đề cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng ĐBSCL cũng cần được chú trọng.

Ở khu vực này có 4 nhóm nông sản lớn, gồm lúa gạo, trái cây và tôm, cá.

Nhóm nào cũng trên triệu tấn nhưng hệ thống giao thông vùng này lại quá yếu, không tải nổi số lượng nông sản này.

Có đến 80% lượng nông sản ở ĐBSCL muốn xuất khẩu phải đưa về TP.HCM khiến giá thành đội lên thêm từ 9 – 12 USD/tấn do phải gánh thêm chi phí vận tải.

Đây là vấn đề lớn, rất cấp bách nếu muốn nông nghiệp ĐBSCL thay đổi, phát triển trong những năm tới.


Related news

Dân Ta Trồng Măng Tây Dân Ta Trồng Măng Tây

Thời gian gần đây, vào một số nhà hàng ở TP Vinh (tỉnh Nghệ An) thực khách được thưởng thức các món ngon được chế biến từ cây măng tây. Người thưởng thức rất ngạc nhiên khi biết món ăn có nguồn gốc từ các nước Âu - Mỹ này lại được trồng ngay chính trên đất Nghệ An và một số địa phương khác. Tại Nghệ An, chỉ sau hơn một năm du nhập, cây măng tây đã thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây và đang hứa hẹn mang lại thu nhập cao.

Sunday. March 31st, 2013
Phát Triển Chuối Tiêu Hồng Ở Hưng Yên Phát Triển Chuối Tiêu Hồng Ở Hưng Yên

Các xã ven đê thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) có gần 700 ha ngô và đay đã được chuyển sang trồng chuối tiêu hồng.

Sunday. March 31st, 2013
Giảm Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Cho Tôm, Cá Tra Giảm Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Cho Tôm, Cá Tra

Trong thời gian tới, những hộ dân nuôi trồng thủy sản tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho con tôm, cá tra sẽ nhận được tiền bồi thường thấp hơn trước đây.

Monday. April 1st, 2013
Thả Hơn 2.500 Kg Cá Tra Giống Và Khoảng 200.000 Con Cá Giống Các Loại Ở Cần Thơ Thả Hơn 2.500 Kg Cá Tra Giống Và Khoảng 200.000 Con Cá Giống Các Loại Ở Cần Thơ

Ngày 31-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cùng một số đơn vị liên quan tổ chức thả cá bản địa về tự nhiên nhân Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam 1/4/1959 - 1/4/2013.

Monday. April 1st, 2013
Nông Dân Ùn Ùn Trồng Khoai Xuất Khẩu Nông Dân Ùn Ùn Trồng Khoai Xuất Khẩu

Chiều 29-3, ông Huỳnh Văn Quân, Phó Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết, khoai lang tím Nhật đang được thương lái thu mua để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với giá từ 570.000 - 600.000 đồng/tạ; dù mức giá đã giảm khoảng 400.000 - 500.000 đồng/tạ so thời điểm đầu tháng 2-2013, nhưng vẫn còn cao đảm bảo nông dân có lãi.

Monday. April 1st, 2013