Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

20 năm, tiếng nói từ vùng tôm - lúa

20 năm, tiếng nói từ vùng tôm - lúa
Publish date: Friday. September 11th, 2015

* Lên xuống như… tôm – lúa

Năm 1995, đánh dấu cho sự khởi đầu của mô hình tôm – lúa ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Những năm đầu, con tôm phát triển rất tốt, giá bán lại cao nên đa số người dân đều có tích lũy để xây nhà, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, máy móc phục vụ sản xuất.

Còn cây lúa, từ khi chuyển từ giống lúa IR 42 rằn sang giống ST5, không chỉ năng suất tăng thêm 2-3 tấn/ha, mà giá bán cũng rất cao. Ông Lê Phát Minh ở ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1, nhớ lại: "Đây là thời điểm con tôm sú lên ngôi, khi 1kg tôm ngang bằng với 100kg lúa. Điều này cũng dễ hiểu vì lúc bấy giờ đa số đều thả thưa, môi trường còn tốt và hầu như ai cũng làm lại vụ lúa sau vụ tôm".

Tuy nhiên, thời vàng son ấy rồi cũng qua đi, khi mật độ và số vụ thả nuôi tôm được đẩy lên cao để thỏa khát khao sớm đổi đời của cư dân vùng tôm - lúa. Nhưng thực tế đã không chiều lòng người, khi những năm sau đó, diện tích tôm thiệt hại ngày một nhiều hơn, còn diện tích lúa thì vắng bóng dần trên các vuông tôm.

Giai đoạn này được ông Lê Phát Minh gọi là giai đoạn "cực kỳ nguy hiểm", vì từ năm 2001 đến năm 2005, đặc biệt là giai đoạn 2003 – 2005, cây lúa gần như vắng bóng hoàn toàn ở vùng quê 6 xã của huyện Mỹ Xuyên.

Niềm vui trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm chính là động lực để nông dân gắn bó với mô hình này.

Có lẽ con tôm sú và cây lúa thơm sẽ còn sống "rất thọ" với nhau nếu không có sự "phá bỉnh" của con tôm thẻ. Từ lúc có tôm thẻ đến nay, diện tích lấp lại vụ lúa bị giảm do người dân giữ nước vụ đầu lại để thả nuôi tiếp vụ sau.

Ông Trần Minh Hải ở ấp Hòa Thọ, xã Hòa Tú 1, dẫn chứng: "Gần đây, người dân trong ấp bỏ lúa khá nhiều nên những hộ thực hiện mô hình tôm – lúa gặp khó khăn do 3 bên ruộng lúa đều là nước mặn, làm cho cây lúa không đạt năng suất". Ông Lê Phát Minh chép miệng: "Ai cũng đua theo con sú nên chỉ còn vài hộ trồng lại lúa. Chẳng những vậy, con tôm sú vừa khó nuôi, vừa bị giảm giá nữa nên nhiều hộ lâm vào cảnh nghèo khó, nợ nần".

* Tương lai vẫn là tôm - lúa

Ông Lê Phát Minh ở ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú 1, cho biết: "Năm 2005, Kỹ sư Hồ Quang Cua và Thạc sĩ Lâm Quang Hiền mang giống lúa thơm ST5 về vùng này rồi tập huấn, chỉ dân cách trồng lúa trên vuông tôm nên nghề nuôi tôm ở đây mới còn giữ được cho tới bây giờ".

Cũng theo ông Minh, sở dĩ đến giờ vẫn còn hộ nghèo, còn số dư nợ ngân hàng khá cao là do người dân quá mê lợi nhuận từ con tôm nên không thực hiện triệt để theo quy trình tôm – lúa. Còn nhìn chung, 20 năm qua, mô hình tôm – lúa vẫn mang hiệu quả kinh tế cao cho người kiên định với mô hình này.

Để chứng minh cho nhận xét trên, ông Minh, so sánh: "Theo tôi biết, trước khi nuôi tôm, cả xã này cũng đã thiếu nợ ngân hàng khoảng 1 tỉ đồng

Còn hiện nay, số nợ khoảng trên 60 tỉ đồng, nhưng vì sao nông dân vẫn nói là hiệu quả? Vì tài sản hiện có do con tôm làm ra là rất lớn, như: nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất... của toàn xã hiện có trên 200 tỉ đồng, tức gấp hơn 3 lần con số nợ. Đó là chưa kể những đóng góp của người dân cho việc xây dựng các công trình: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế…".

Ông Trần Minh Chuyện, ngụ cùng ấp cho biết thêm: "Hồi trước ở đây đường đất, mùa mưa mang dép còn không đi được, còn bây giờ, lên xe gắn máy đi tới đâu mà không được. Đó là chưa nói đến số hộ nghèo từ mức vài chục phần trăm đến nay chỉ còn 7%, đảm bảo cho xã đủ tiêu chuẩn trở thành xã nông thôn mới trong năm nay. Cái đó không nhờ tôm – lúa thì nhờ cái gì!?".

Còn ông Lương Tiến Đạt ở ấp Lê Văn Xe, xã Ngọc Đông, chia sẻ: "20 năm nay, tôi thấy con tôm với cây lúa sống "rất thọ" với nhau vì gia đình tôi rất ít khi khi bị thua lỗ. Đặc biệt, từ khi có giống lúa thơm ST5, nếu chẳng may bị lỗ vụ sú cũng có thể gỡ gạc lại được vốn từ vụ lúa này

Ngoài nuôi tôm, trồng lúa, tôi còn trồng 60 cây dừa xung quanh nhà, một số bạch đàn đến nay bắt đầu cho huê lợi; còn trên bờ bao mỗi năm tôi đều trồng một số loại màu". Ông Nguyễn Văn Nếu ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông, nhận xét: "Hồi trước, khi chỉ làm 1 vụ lúa/năm, gia đình tôi chỉ ở nhà lá, từ khi có con tôm luân canh với cây lúa đến nay mới có nhà tường để ở".

Xác định mô hình tôm – lúa vẫn vẹn nguyên tính hiệu quả sau 20 năm, nhưng cư dân vùng tôm – lúa cho rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn giữ vững và phát huy hiệu quả cũng như tính bền vững của mô hình này. Ông Trần Minh Chuyện đề xuất: "Phải quyết giữ mô hình tôm – lúa, nhưng cần tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình phù hợp với nhận thức, trình độ của người dân". Ông Lê Phát Minh bổ sung thêm: "Phải làm thật đàng hoàng chứ không "qua loa, chiếu lệ" được.

Muốn vậy, cán bộ kỹ thuật phải hiểu trình độ nông dân đến đâu để có cách truyền đạt phù hợp. Đặc biệt, các ngành, các cấp cần quyết liệt hơn trong phát triển các mô hình kinh tế tập thể, bởi tính tư hữu trong nông dân còn rất lớn, trong khi nghề nuôi tôm lại đòi hỏi tính cộng đồng cao".


Related news

Dự án 10.000ha ca cao chưa đem lại hiệu quả Dự án 10.000ha ca cao chưa đem lại hiệu quả

Dự án 10.000ha ca cao trồng xen trong vườn dừa phục vụ cho xuất khẩu được hình thành và triển khai theo Quyết định số 23, ngày 5-1-2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án là phát triển phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường; liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong, ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh.

Wednesday. June 24th, 2015
Vụ lúa đông - xuân thắng lợi nhờ cơ cấu giống hợp lý, xuống giống đồng loạt né rầy Vụ lúa đông - xuân thắng lợi nhờ cơ cấu giống hợp lý, xuống giống đồng loạt né rầy

Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.

Wednesday. June 24th, 2015
Tìm lối ra cho atisô VietGAP Tìm lối ra cho atisô VietGAP

Dọc theo tuyến đường ĐT 723 nối liền hai thành phố Đà Lạt - Nha Trang, bên cạnh thưởng thức ánh sáng lung linh trong đêm từ những vườn rau, hoa trong nhà kính nằm dưới thung sâu, trên đồi cao, ban ngày du khách còn có thể ngắm nhìn những khu vườn atisô thấp thoáng hai bên đường.

Wednesday. June 24th, 2015
Liên kết sản xuất lúa giống vừa mừng vừa lo Liên kết sản xuất lúa giống vừa mừng vừa lo

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…

Wednesday. June 24th, 2015
Triển khai phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn Triển khai phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Sáng 19/6, UBND huyện Sông Hinh (Phú Yên) tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Hiện diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lên gần 100ha tại 9/11 xã, thị trấn; có nguy cơ tiếp tục phát triển, gây hại trên diện rộng.

Wednesday. June 24th, 2015