Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

3 giảm 3 tăng hiệu quả với cây lúa SRI

3 giảm 3 tăng hiệu quả với cây lúa SRI
Publish date: Saturday. October 10th, 2015

Dự án được thực hiện tại xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang, với quy mô 90ha,130 hộ tham gia trong vụ hè thu 2015.

 

 Ruộng lúa thực hiện mô hình 3 giảm 3 tăng ở ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh.

Mục tiêu chung của dự án là nhằm giúp nông dân (ND) ý thức hơn nữa hiệu quả của việc giảm chi phí đầu vào thông qua các giải pháp như:

Dùng giống lúa xác nhận; giảm lượng giống gieo sạ; giảm lượng phân bón (nhất là đạm); giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

Từ đó chứng minh cho ND thấy rõ mối quan hệ giữa việc giảm chi phí đầu vào với việc tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

ND Trần Văn Tới (ấp Tân Thạnh) đã thực hiện 0,8ha theo mô hình dự án. Theo đó ông Tới sử dụng giống OM6976 theo phương pháp sạ hàng với lượng giống gieo sạ là 80kg (giảm một nửa so với trước đây).

Về bón phân, thực hiện theo hướng dẫn, ông Tới bón 4 đợt tương đương 160kg ure, 150kg DAP và 135kg kali cho 1 ha.

Tính ra ông Tới đã giảm 20 kg ure/ha so với các ruộng sản xuất ngoài dự án. Khi thu hoạch, ruộng lúa ông Tới đạt năng suất 6,1 tấn/ha. So với những ruộng ngoài dự án, lợi nhuận của ông Tới tăng thêm (cao hơn) 4,9 triệu đồng/ha.

Kết quả chung của toàn bộ 130 hộ tham gia thực hiện dự án cũng đã được đánh giá là đáp ứng các tiêu chí đặt ra. 100% các hộ sau khi tham gia dự án đều đạt hiệu quả giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận.

Quá trình tham gia dự án, ND đã được hướng dẫn cụ thể việc sử dụng giống lúa xác nhận, có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu.

Về lượng giống ND tại đây chỉ sử dụng 100 kg/ha (tập quán trước đây gieo sạ từ 200 – 220kg/ha); việc bón phân cũng giảm đáng kể lượng đạm với mức bón tối đa 220kg ure/ha (giảm trung bình 20 kg/ha).

Song song đó là áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất và biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (trung bình giảm được 2 lần phun thuốc/vụ sản xuất).  

Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án còn phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức cho ND trong khu vực và nhiều xã lân cận trong huyện tham quan, học tập mô hình.


Related news

Chăn nuôi dùng chất cấm lãi ít, hậu quả nặng nề Chăn nuôi dùng chất cấm lãi ít, hậu quả nặng nề

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

Sunday. September 27th, 2015
Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

Sunday. September 27th, 2015
Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.

Monday. September 28th, 2015
Từ điểm nóng dồn điền đổi thửa thành xã đạt chuẩn nông thôn mới Từ điểm nóng dồn điền đổi thửa thành xã đạt chuẩn nông thôn mới

Những ngày cuối tháng 8.2015, người dân xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì (Hà Nội) hồ hởi đón nhận tin vui: Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của TP.Hà Nội đã rà soát, đánh giá và chấm điểm gần tuyệt đối cho Vĩnh Quỳnh, đạt 98/100 điểm.

Monday. September 28th, 2015
Nhà nông bắt đất phèn đẻ tiền tỷ Nhà nông bắt đất phèn đẻ tiền tỷ

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn và đất phèn mặn khoảng 1,6 triệu ha, (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên của khu vực).

Monday. September 28th, 2015