20 Triệu Đồng Một Gốc Đinh Lăng 62 Tuổi Ở Hà Nội

Có tuổi đời hơn 60 năm, gốc đinh lăng được người chủ buôn bán với giá 20 triệu đồng cho một khách ở Quốc Oai, Hà Nội.
Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.
Gốc đinh lăng nặng 29 kg, được mua tại một vườn nhà dân ở Ba Vì, Hà Nội. Trong ngày dỡ cây này, nhiều khách hàng của anh Hùng đã gọi điện trả giá 10 - 17 triệu nhưng anh không bán. Sau đó, anh nhận lời bán cho một khách quen cùng quê với giá 20 triệu đồng. "Gốc đinh lăng có tuổi đời mấy chục năm không dễ gì mua được. Hơn nữa gốc rất đẹp, màu sáng, bán giá 20 triệu đồng cho khách quen cùng làng. Thực tế gốc đinh lăng này có thể bán mức giá 40 - 50 triệu đồng", anh nói.
Gốc cây này có tuổi đời 62 năm, thân cao hơn 3m, rễ dài. Người khách mua về ngâm cùng 450 lít rượu nếp. Anh Hùng cho biết, anh cũng là người trực tiếp nấu rượu phục vụ cho khách của mình, mỗi lít rượu nếp giá bán 45.000 đồng.
Anh Hùng thường đi các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,...cho đến Hà Giang, Mộc Châu để mua những gốc đinh lăng về đi bán dạo hoặc đổ buôn cho những đại lý thuốc ngâm, thuốc bắc. Theo anh, giá trị gốc đinh lăng được tính theo tuổi đời và màu sắc của rễ.
Gốc càng lâu năm càng đắt tiền. Thường 1 gốc đinh lăng có tuổi đời 2 - 3 năm giá từ 200.000 đến 300.000 đồng, 5 năm giá khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng, những gốc trên 10 năm giá lên đến tiền triệu. Tuy nhiên, những gốc lâu năm ngày càng hiếm.
Theo anh Hùng, làm nghề săn lùng và bán đinh lăng cũng nhờ may rủi. Ngày nào may mắn thì mua được gốc đẹp, giá trị cao. Gốc trên 50 năm rất hiếm, gốc 15 - 20 năm phổ biến hơn, giá dao động 8 - 10 triệu đồng/gốc.
Khách mua gốc đinh lăng chủ yếu là người có thu nhập khá, thường độ tuổi trung niên, mua về ngâm rượu, gốc nhỏ để nấu nước uống. Tuỳ vào khách thương lượng mà người buôn thu được lời. "Có những gốc mình chỉ mua vài trăm nghìn nhưng bán giá tiền triệu. Trong khi, những gốc mua giá cao chỉ lãi không đáng kể. Riêng những hàng độc, hiếm, gốc thọ có thể lời tiền triệu hoặc chục triệu là chuyện thường", anh Hùng nói.
Anh Trung, bán cây cảnh ở Hà Nội cho biết, trước cũng một thời gian buôn đinh lăng. "Nhưng trong số những anh em bán hàng thuê với nhau, chỉ có 'Hùng đinh lăng' là buôn được nghề này, anh lùng gốc lăng rất giỏi", anh Trung chia sẻ.
Cây đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, là cây gỗ nhỏ, không lông, không gai. Do có những tính chất như nhân sâm nhưng là loại cây dễ trồng, dễ tìm nên người dân có thể trồng và sử dụng. Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là "cây Sâm của người nghèo". Thân, rễ đinh lăng thường để ngâm rượu hoặc sắc nước uống.
Related news

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.