19,5 Ha Tôm Nuôi Bị Dịch Bệnh Ở Bình Định
Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do thời tiết thất thường cộng với môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm đã làm cho dịch bệnh tôm nuôi diễn biến phức tạp. Theo thống kê, toàn tỉnh đã có 19,5 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng và bệnh do môi trường. Trong đó, Tuy Phước có 4,9 ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh, Phù Mỹ 6,1 ha, Phù Cát 8,5 ha.
Để phòng chống dịch bệnh lây lan, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương đang triển khai các biện pháp bao vây, khống chế các hồ nuôi bị dịch bệnh, giúp người nuôi tôm ổn định sản xuất.
Related news
Qua hơn một năm thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được ngư dân tham gia hưởng ứng tích cực.
Vừa qua Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế cuối cùng cho tôm nhập khẩu từ Việt Nam (VN) giai đoạn POR9
Mùa nước nổi, bên cạnh các nghề ăn theo con nước như đặt trúm, đẩy côn, kéo lưới, cắm câu, đặt dớn…, thì việc bắt ốc bươu vàng cũng trở thành nghề “làm chơi ăn thật”...
Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao.
Thời điểm này đang bước vào mùa thu hoạch rộ măng tre Mạnh Tông. Giá bán dao động từ 5.000 – 7.000đ/kg (còn nguyên vỏ).