Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh vụ 2015-2016 giá mua mía tối đa là 1.040.000 đồng/tấn 10 CCS

Công nhân nhà máy bảo trì thiết bị, chuẩn bị vào vụ chế biến.
Ngày 23.10.2015, Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh tổ chức hội nghị khách hàng đầu vụ chế biến 2015 - 2016, dự kiến khởi động vào đầu tháng 11.2015.
Tại hội nghị, lãnh đạo Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh công bố chính sách thu mua mía vụ 2015 - 2016.
Theo đó, giá thu mua mía cơ bản từ đầu đến cuối vụ chế biến là 900.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng, trên xe vận chuyển.
Ngoài giá thu mua cơ bản, Nhà máy còn có chính sách trợ giá mía sạch, trợ giá chữ đường.
Trong đó, trợ giá mía sạch tối đa (tạp chất dưới 3%) là 30.000 đồng/tấn; trợ giá chữ đường tối đa (từ 10,5 CCS trở lên) là 110.000 đồng/tấn.
Như vậy, giá mía tối đa nhà máy thu mua trong vụ này là 1.040.000 đồng/tấn.
Ngoài ra, Nhà máy còn bảo hiểm chữ đường từ đầu vụ đến tết Nguyên đán là 8 CCS, sau tết Nguyên đán là 8,5 CCS.
Vụ ép 2015 - 2016, Nhà máy đường Biên Hoà Tây Ninh đầu tư trồng và chăm sóc được 5.289 ha mía- giảm hơn 800 ha so với vụ trước, trong đó có gần 2.000 ha trồng tại Campuchia.
Dự kiến vụ này sản lượng mía của nhà máy đạt khoảng hơn 355.000 tấn, sản lượng đường chế biến là 34.700 tấn.
Related news

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.

Xã Long Thới có diện tích trồng dừa lớn nhất huyện Chợ Lách (Bến Tre), với 257ha trồng dừa, chiếm khoảng 25%. Cây dừa gắn bó với nông dân ở đây khá lâu, hầu hết đều có độ tuổi vài chục năm.

Biết anh Nguyễn Hoàng Tùng xã Đình Dù (Văn Lâm - Hưng Yên) qua một cuộc hội thảo của ngành nông nghiệp. Chúng tôi bị lôi cuốn bởi niềm đam mê trồng rau thủy canh của anh.

Thời gian qua, Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) luôn chú trọng tập huấn kỹ thuật trồng rau và chuyển giao công nghệ mới cho người dân. Nhờ vậy, nhiều người dân trong xã ngày càng có thu nhập cao, đời sống ổn định.
Để trồng thâm canh theo hướng bền vững thì người trồng cần có chế độ canh tác hợp lý. Cây mì nếu trồng liên tiếp nhiều vụ mà không có biện pháp cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm, bệnh gây hại.