Đa Dạng Các Loại Hình Phát Triển Kinh Tế
Đồng chí Nguyễn Đức Quyến, Phó chủ tịch UBND xã Thắng Quân cho biết: Nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương như lao động, đất đai, lợi thế địa hình, những năm qua xã đã tạo mọi điều kiện để người dân phát triển đa dạng các loại hình kinh tế từ nông, lâm nghiệp đến tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ…
Năm 2012, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 30 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 5,6 tỷ đồng, dịch vụ thương mại đạt 7,7 tỷ đồng, sản xuất nông nghiệp đạt hơn 17 tỷ đồng, kinh tế vườn đồi đạt trên 2 tỷ đồng..
Với 224 ha lúa 2 vụ, xã khuyến khích bà con chuyển đổi cấy những giống lúa thuần lúa lai năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, nên năng suất bình quân mỗi vụ tăng từ 50 - 70 kg/sào so với năm 2010. Xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, Trung tâm dạy nghề của huyện mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đến nay, xã có hơn 600 con trâu bò, 5.600 con lợn, đàn gia cầm 33.000 con...
Nhiều mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế vài trăm triệu đồng/năm như hộ ông Phạm Văn Hoàng, thôn Yên Thắng; Đặng Quốc Hạnh, thôn Trầm Ân; Hoàng Văn Nho, thôn Minh Nông; Đỗ Văn Thận, thôn Hồng Thái; Hoàng Mạnh Lân, thôn Yên Thắng… Phong trào trồng cây ăn quả cũng được xã chú trọng, hiện toàn xã có trên 70 ha mía nguyên liệu, hơn 20 ha cây bưởi ngọt. Gia đình bà Đỗ Thị Hưởng, thôn Minh Nông có trên 240 gốc bưởi ngọt và 100 gốc chanh, năm 2012 thu trên 275 triệu đồng.
Xã Thắng Quân còn có lợi thế là địa hình nằm dọc quốc lộ 2, 2C cộng thêm huyện lỵ mới Yên Sơn được xây dựng trên địa bàn nên có điều kiện phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ. Hiện thôn phố Lang Quán trở thành khu dịch vụ mới với các ngành nghề đa dạng, phong phú, từ kinh doanh hàng tạp hóa, điện, nước, hàng điện tử, vật tư nông - lâm nghiệp đến dịch vụ vận tải, sửa chữa các loại xe, máy móc; từ sản xuất tăm tre, bún khô đến chế biến lâm sản, đồ mộc gia dụng, gia công cơ khí... Nhiều hộ trước đây quy mô kinh doanh còn nhỏ, nay đã mở cửa hàng quy mô lớn hơn như gia đình các anh Đồng Văn Hải, Lê Tiến Dũng, Phạm Sơn Hải.
Gia đình chị Đỗ Thị Mai có nghề làm bún từ lâu đời. Chị cho biết, trước đây dân cư còn thưa thớt, nhu cầu hàng hóa ít nên chị chỉ sản xuất vài tấn bún khô/năm. Nay dân phố đông gấp mấy lần, bà con các xã lân cận cũng về mua hàng nên tháng cao điểm, gia đình chị Mai làm tới 2 tấn bún, bánh đa khô, cung ứng cả cho các đại lý trong tỉnh. Nhờ nghề làm bún, anh chị xây được ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người của thôn hiện đạt 1,2 triệu đồng/người/tháng, cao nhất xã.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng ngành nghề ở Thắng Quân đã tạo cơ hội cho nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Toàn xã hiện có 362 hộ sản xuất kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, 171 hộ phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp có doanh thu trên 120 triệu đồng/năm và 30 hộ đạt doanh thu trên 200 triệu đồng/năm. Các công trình công cộng như: điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, trong đó 60% hệ thống đường giao thông nông thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong xã.
Related news
Người dân trồng chuối cho biết, mọi năm giá chuối từ 5.000 – 6.000 đồng/kg nay chỉ bán được từ 500 – 1.000 đồng/kg và đây là mức thấp nhất trong vòng mười năm trở lại đây. Với giá này, phải bán từ 10 – 20kg chuối mới được 1kg gạo. Không bán được chuối, nhiều người phải đào các loại củ rừng về bán để có tiền mua gạo
Nhiều đoàn doanh nghiệp Mỹ, châu Âu tham dự triển lãm quốc tế thực phẩm nhà hàng và khách sạn đang diễn ra tại TP.HCM (28 – 30.9) đã tranh thủ tìm mua cá tra. Thị trường xuất khẩu đang khá sôi động, khách hàng cần mua số lượng lớn để bán vào mùa tiêu thụ cuối năm nhưng nguyên liệu cá lại thiếu trầm trọng
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ nay đến năm 2015, Đồng Nai sẽ nâng tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh lên khoảng 1,8 triệu con, trong đó đàn heo nái khoảng 222 ngàn con. Dự tính, mỗi năm người chăn nuôi trong tỉnh sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 200 ngàn tấn thịt.
Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ. Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm
Hiện người nuôi ốc hương ở TX Sông Cầu đang gặp khó khăn do môi trường vùng nuôi không ổn định, bệnh, dịch thường xảy ra. Khoảng 2 tháng trở lại đây, vùng nuôi ốc hương thuộc phường Xuân Đài có hiện tượng ốc chết, gây thiệt hại cho người nuôi nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân