11 Loài Hoa Được Chứng Nhận Hoa Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 11 loài hoa, gồm địa lan, cúc, hồng, cẩm chướng, layơn, cát tường, salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành “Tiêu chuẩn chất lượng, bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh hoa salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily, nâng tổng số loài hoa được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” lên 11 loại.
Đáng chú ý, 5 loài hoa vừa được gắn nhãn hiệu hoa Đà Lạt bắt buộc phải thẳng đều, cứng cáp, đủ độ già; đảm bảo không côn trùng cắn phá, không sâu bệnh, không gãy đầu hoa, không bị trầy xước... Ngoài ra, chiều cao cành hoa tối đa của 5 loài này cũng được quy định khá chi tiết như: Hoa lily là 130cm, hoa salem 80cm, hoa ngàn sao, hồng môn, đồng tiền cao từ 50 - 60cm.
Nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” của Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận vào năm 2012. Sau khi xây dựng quy chế quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, cho đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho 11 loài hoa, gồm địa lan, cúc, hồng, cẩm chướng, layơn, cát tường, salem, ngàn sao, hồng môn, đồng tiền và lily.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Hoa Đà Lạt” cho khoảng 50 cá nhân, tổ chức chuyên trồng và kinh doanh hoa trên địa bàn TP Đà Lạt và vùng phụ cận.
Related news

Dùng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao...

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.

Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.

Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.