Trồng Đậu Nành Rau
1. Đất trồng: Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5.
- Phân bón: tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40 kg N, 80 kg P2O5, 70 kg K2O cho 1 ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50 kg N, 100 kg P2O5, 90 kg K2O và 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha.
Bón làm 2 lần: lần thứ 1 bón lót phân chuồng, phân lân, phân kali và 50% phân đạm; 50% phân đạm còn lại bón thúc vào lúc bắt đầu hình thành quả.
- Giống: hiện nay, giống đậu nành rau của Thái Lan, Đài Loan, Nhật khá phong phú. Kể cả các giống đậu nành địa phương đạt tiêu chuẩn năng suất cao, hạt to và có hương vị đặc trưng đậu nành đều có thể chọn làm giống.
Một số giống đã qua khảo nghiệm cho thấy thích hợp là H1, H2 của Nhật, năng suất đạt từ 4 - 6 tấn trái/ha.
2. Mật độ: thích hợp trồng thâm canh là mật độ từ 35-40 cây/m2, lượng hạt giống cần thiết từ 80 - 90 kg/ha, hàng cách hàng 30-40 cm, cây cách cây 10-12 cm, lưu ý vụ Hè Thu không nên trồng dày quá sẽ dễ sinh sâu bệnh, năng suất thấp.
3. Chăm sóc: muốn trồng đậu nành rau đạt năng suất, chất lượng cao thì việc chăm sóc cần phải quan tâm hơn trồng đậu nành lấy hạt khô. Chú trọng vào các công việc sau:
- Tỉa cây: cần phải tiến hành tỉa cây 2 lần. Lần đầu tỉa sớm vào lúc cây bắt đầu ra lá kép, lần 2 vào lúc cây được 2-3 lá kép. Tỉa cây nhằm bảo đảm mật độ thích hợp giúp cây phát triển tốt và cũng đồng thời tỉa bỏ bớt những cây xấu ra khỏi ruộng trồng.
- Làm cỏ, xới xáo: khi cây được 1-2 lá kép, tiến hành làm cỏ đợt 1 kết hợp xới xáo. Sau 12-15 ngày trồng, tiến hành làm cỏ, xới xáo đợt 2 và kết hợp vun gốc để tránh gió làm ngã cây.- Tưới nước: có thể tưới tràn hoặc tưới ngấm. Cần chú trọng tưới nước vào vụ Đông Xuân. Đậu nành rau rất cần đủ nước để hạt to, trái to, năng suất cao bán được giá và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nếu để trái nhỏ, hạt nhỏ thì giá trị sẽ giảm rất lớn. Khi thiếu nước, cây sinh trưởng kém, lá rụng, trái và hạt nhỏ lại.
4. Phòng trừ sâu bệnh: cũng giống như trồng đậu nành lấy hạt khô.
5. Thu hoạch: đậu nành rau phải thu hoạch đúng lúc, nếu thu sớm trái còn non, thu muộn trái già đều không đạt chất lượng sản phẩm. Thu lúc trái đã mẫy (tức trái vừa no tròn đầy đặn) là hiệu quả.
Năng suất trái trung bình từ 2-6 tấn/ha. Khi thu hoạch xong, cần phải chọn lọc cẩn thận những trái bị sâu bệnh nặng phải để riêng, những trái bệnh nhẹ không đáng kể cần xử lý hơi nước sôi trong vòng 1- 2 phút cho vào túi polyetylen, bảo quản trong điều kiện lạnh, chở đến nơi tiêu thụ.
Related news
Bệnh còn được gọi là “bệnh vết phồng vi khuẩn“ hay “bệnh đốm ướt“. Sau bệnh rỉ, đây là bệnh khá phổ biến trên nhiều giống đậu nành. Ở một số nơi chuyên canh đậu nành trên thế giới, như ở tiểu bang lllinois (Mỹ), hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này. Bệnh thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, lan truyền từ năm này sang năm khác bằng lá bị bệnh và cũng có thể từ hạt giống.
Triệu chứng bệnh Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.
Đến thời điểm này cây đậu tương đông đã được trên dưới 1 tháng (tuỳ theo địa phương, tuỳ theo giống...), hiện đang bước vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa, do đó chúng tôi chỉ đề cập đến một số điểm chính trong kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch để bà con tham khảo, áp dụng.
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm nên cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn là loại cây góp phần cải tạo đất rất tốt vì bộ rễ có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được đạm từ không khí kết hợp với lượng chất xanh từ thân, lá là nguồn phân hữu cơ giàu đạm cung cấp thêm cho đất, nhất là với những vùng đất bạc màu.
Bệnh này đã được ghi nhận trên đậu nành trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đầu tiên, bệnh được ghi nhận ở Philippines vào năm 1918; sau đó, ở Ấn Độ, Mã Lai, Mexico, Puerto Rico, miền nam Trung Quốc, Taiwan và Louisiana. Ở Louisiana, bệnh đã làm giảm 35% năng suất. Ngòai đậu nành, nấm bệnh còn tấn công trên các loài đậu khác, như: đậu xanh (Phaseolus vulgarus), đậu lima (P. limemsis), cowpeas (Vigna spp.), clover (Trifolium spp.), đậu nành hoang (Glycine javanica), v.v..., trên lúa và các loài cỏ dại.