Phòng Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Sắn
Niên vụ sắn 2011 - 2012, Phú Yên đã trồng gần 18.000 ha, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó đã thu hoạch 13.000 ha với năng suất bình quân 17 tấn/ha. Tuy nhiên, hiện nay bệnh chổi rồng đang lây lan nhanh. Nếu không có biện pháp phòng trừ, nguy cơ bệnh chổi rồng bùng phát, sắn giảm năng suất là rất lớn.
Bệnh lây lan nhanhTheo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện bệnh chổi rồng gây hại 80 ha sắn, trong đó có một số diện tích tỉ lệ hại từ 70 - 80%. Diện tích sắn bị bệnh chổi rồng gây hại ở trong giai đoạn phát triển cây con và sắp thu hoạch. Ban đầu, bệnh chổi rồng trên cây sắn xuất hiện tại huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân rồi lây lan qua huyện Sông Hinh. Trong khi đó 3 huyện miền núi này là những địa phương trồng nhiều sắn trong tỉnh.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, khi sắn bị bệnh chổi rồng năng suất giảm từ 10% đến 30% và hàm lượng tinh bột giảm ít nhất 20%; nếu diện tích sắn bị nhiễm nặng thì mất thu hoạch. Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cho biết: Trên vùng đất đã bị nhiễm bệnh cần thực hiện luân canh với các cây trồng khác từ 1 đến 2 năm, sau đó mới trồng sắn trở lại. Khi trồng sắn niên vụ đến, sử dụng hom sắn ở vùng chưa bị bệnh, nằm xa nơi bị bệnh.
Tuy nhiên, điều quan tâm nhất hiện nay là nông dân sau khi thu hoạch đã xuống giống cho niên vụ 2012 - 2013 với 6.200 ha, chủ yếu là giống sắn cao sản KM 94, loại giống hiện nay bị nhiễm bệnh chổi rồng. Ngoài ra, nông dân Phú Yên có thói quen trao đổi hom giống qua lại để trồng, dẫn đến giống nhiễm bệnh từ vùng này sẽ lan sang vùng khác.
Tích cực phòng chốngĐiều đáng lo ngại là năm ngoái do sắn tiếp tục được giá nên niên vụ sắn 2011 - 2012 nông dân tự phát mở rộng thêm 4.630 ha, đưa diện tích sắn lên gần 18.000 ha. Nếu so với quy hoạch đến năm 2015 là 10.000 ha thì đến thời điểm này diện tích sắn ở Phú Yên đã vượt quy hoạch gần 8.000 ha. Với việc phá vỡ vùng quy hoạch, trong khi nông dân trồng sắn chưa nắm bắt kịp kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng thì nguy cơ bệnh bùng phát là rất cao.
Trước tình hình bệnh chổi rồng lây lan nhanh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn. Theo đó chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường điều tra phát hiện bệnh chổi rồng, thực hiện các biện pháp tiêu hủy các hom giống và tàn dư cây sắn có nhiễm bệnh, không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Ông Nguyễn Hòa, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Sơn Hòa, cho biết: “Để phòng trừ bệnh chổi rồng, tuyệt đối không sử dụng các hom sắn ở khu vực đã bị bệnh. Tiêu hủy triệt để thân cây sắn và tàn dư còn tươi ở các vùng sắn đã bị bệnh. Khi trồng sắn sử dụng hom đã sạch bệnh. Trong thời gian từ khi sắn mọc đến thu hoạch tăng cường theo dõi, nếu thấy rầy môi giới xuất hiện mật độ cao cần phun thuốc diệt trừ. Đặc biệt sử dụng giống sắn năng suất, chất lượng cao trồng thay thế giống sắn KM 94 tại các vùng đã bị nhiễm bệnh”.
Ông Đặng Văn Mạnh cho biết thêm, chi cục đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân xây dựng mô hình quản lý bệnh chổi rồng. Theo đó, tiến hành tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân trồng sắn biết tác hại của bệnh chổi rồng để ngăn chặn tình trạng, nguy cơ lây lan phát triển mạnh.
Sở NN-PTNT tỉnh đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT các huyện phối hợp với các xã vận động nông dân chỉ trồng sắn trong vùng quy hoạch; hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp thâm canh, nhất là tăng lượng phân hữu cơ cho cây sắn khỏe, chống chọi dịch bệnh và khuyến cáo bà con tuyệt đối không sử dụng các hom sắn cũng như tiêu hủy triệt để cây sắn ở các vùng sắn đã bị bệnh.
Related news
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, toàn tỉnh có 314 ha sắn bị gây hại, trong đó số diện tích bị nhiễm nặng là 117 ha, tập trung ở các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo người dân nên tiêu hủy triệt để các cây sắn và tàn dư sau thu hoạch ở các vùng đã xuất hiện bệnh. Trong giai đoạn cây con, người trồng cần tăng cường phát hiện và tiêu hủy sớm các cây bị bệnh.
6. Thu Hoạch Và Bảo Quản - Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống sắn mà định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để đãm bảo năng suất và tỷ lệ bột cao như: giống sắn KM 94 có thể thu hoạch ở thời gian 7 – 11 tháng sau khi trồng, giống sắn KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng sẽ cho chất lượng bột cao và chất lượng bột tốt.
Trong sản xuất, cây sắn được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất rừng mới được khai thác, đất luân - xen canh với các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm (cây họ đậu, lúa nước) và đất hoang hóa. Do nhu cầu để hình thành và phát triển rễ củ, cây sắn cần đất tơi xốp thông thoáng và không bị ngập úng. Vì vậy, đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, cày - bừa (1- 2 lần) và san lấp mặt bằng.
Đất trồng sắn phải được dọn sạch tàn dư thực vật như cỏ, thân cây sắn… tốt nhất nên trồng sắn ngay sau khi làm đất để đảm bảo độ ẩm và hạn chế rửa trôi đất khi gặp mưa to.
Cây khoai mì còn gọi cây sắn. Khoai mì không kén đất, song đất thích hợp là loại đất nhẹ tơi xốp và thoát nước tốt, pH 4,5-7,5. Khoai mì được trồng khắp nơi trên cả nước, diện tích tăng gấp đôi từ năm 2000 (235.000 ha) đến năm 2006 (474.800 ha). 1. Đặc điểm: