Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên lúa mùa

Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên lúa mùa
Author: N.T (Theo tài liệu Khuyến nông)
Publish date: Thursday. September 13th, 2018

Bón thúc đẻ sớm: Sau cấy 2-3 ngày, cây lúa bén rễ và ra lá mới, sau 5 - 7 ngày đã bắt đầu đẻ nhánh nên có nhu cầu sớm về dinh dưỡng; các nhánh đẻ sớm vào thời điểm này sẽ tạo thành những dảnh hữu hiệu, làm tăng số bông/khóm. Bón thúc đẻ muộn, kéo dài đẻ nhánh về sau sẽ tạo ra nhiều dảnh vô hiệu, vừa tốn dinh dưỡng, vừa tạo cho gốc lúa rậm rạp, dễ bị sâu, bệnh gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, cần bón phân thúc đẻ sớm, cụ thể:

- Với lúa mới cấy: Luôn duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3cm, sau cấy khoảng 5 - 7 ngày, bón với lượng 10 kg phân NPK12.5.10/sào kết hợp với làm cỏ, sục bùn có tác dụng: Trộn vùi phân với bùn, hạn chế mất phân do bốc hơi (nắng nóng) hay rửa trôi; Sục bùn còn hạn chế cỏ dại, kích thích sự ra rễ và đẻ nhánh của lúa. Nếu chủ động tưới tiêu, sau bón phân từ  7 - 10 ngày nên rút cạn nước, chỉ để ruộng vừa đủ ẩm nhằm kích thích rễ lúa mọc dài, lan rộng và cắm sâu vào đất, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, chống đổ ngã.

- Với lúa gieo sạ: Cần tiến hành dặm tỉa khi cây đạt 2-3 lá để bảo đảm mật độ, kết hợp bón thúc đẻ bằng phân NPK12.5.10 với lượng 10kg/sào và tiến hành điều tiết nước như trên.

* Phát hiện sớm và phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh: Vụ mùa, sâu bệnh thường phát sinh sớm và lây lan nhanh, có khả năng gây hại nặng cả trên lúa mới cấy, cần lưu ý một số đối tượng sau:

- Ốc bươu vàng: Gây hại lúa giai đoạn mới cấy đến bén rễ hồi xanh và trên lúa gieo thẳng; Ốc cắn ngang thân, tốn công cấy dặm, ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này. Áp dụng các biện pháp thủ công bắt ốc, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Trên những ruộng nhiễm ốc bươu vàng với mật độ trên 3 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc Pazol 700WP, Boxer 15 GR, StarPumper 800WP, Clodansuper 700WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non cuốn 2 mép lá thành từng bao tổ và ăn phần thịt lá bên trong, để lại lớp biểu bì bên ngoài, gây hiện tượng trắng lá và làm giảm khả năng quang hợp của cây. Ở giai đoạn đẻ nhánh, cây lúa có khả năng ra lá nhanh, tự đền bù phần bị sâu cuốn lá gây hại nên giai đoạn này thường ít ảnh hưởng đến năng suất; Chỉ phun phòng trừ sâu cuốn lá khi ruộng có mật độ sâu non từ 50 con/m2 trở lên (bình quân có 1 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc Clever 300WG, Dylan 10 WG, Calitoc 75 EC, Reasgant 3.6EC... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Ngoài ra, cần chú ý phòng trừ các ổ rầy các loại, sâu đục thân, châu chấu và diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để hạn chế nguồn chuột gây hại khi lúa sang giai đoạn làm đòng đến thu hoạch.


Related news

Tưới nước cho lúa xuân Tưới nước cho lúa xuân

Để đạt năng suất cao cho lúa xuân, ngoài việc bón phân cân đối thì khâu nước tưới đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả này.

Tuesday. July 24th, 2018
Xu hướng bộc phát rầy Xu hướng bộc phát rầy

Sự gia tăng cao của mật số rầy hại lúa ngoài việc gây cháy rầy, còn dẫn đến tình trạng lây nhiễm một số bệnh do vi rút

Monday. July 30th, 2018
Bệnh vi khuẩn trên lúa Bệnh vi khuẩn trên lúa

Bệnh do vi khuẩn gây hại trên lúa luôn là mối lo ngại của nông dân ĐBSCL, đặc biệt trong mùa mưa SX lúa hè thu và thu đông.

Tuesday. July 31st, 2018