Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn
Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng.
Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).
Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn.Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mắt đất 1-2m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1m (50-60cm chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 triệu ha, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Ở Miền Bắc đất phèn chủ yếu tập trung ở vùng Kiến An - Hải Phòng. Vì vậy kỹ thuật bón phân cho đất phèn trong bài này chủ yếu áp dụng cho vùng ĐBSCL, đồng thời để tham khảo cho một số vùng khác. Có nhiều biện pháp cải tạo đất phèn để trồng cây. Trên đất ngập nước thì chủ yếu cải tạo để trồng lúa. Trong các biện pháp cải tạo đất phèn thì biện pháp sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp có hiệu quả hơn cả.
Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế. Đất phèn ở ĐBSCL nhiều vùng trước đây chỉ bỏ hoang hóa. Nhưng nhờ quanh năm có từ 3-6 tháng ngập lụt, nên việc sử dụng nước ngọt để cải tạo được coi là biện pháp chủ lực. Nhờ vậy các vùng ĐBSCL, Tứ giác Long Xuyên và Tây Sông Hậu đã trở thành vựa lúa góp phần cho sản lượng lúa của ĐBSCL tăng lên nhanh chóng và rất ổn định.
Đất phèn sau khi vỡ hoang, cho ngập nước một vài vụ đã có thể tiến hành khai thác. Bên cạnh chọn giống lúa thích hợp cho vùng đất phèn thì qui trình và kỹ thuật bón phân, kỹ thuật canh tác là biện pháp rất quan trọng .Về quy trình bón phân cho lúa trên đất phèn cần chú ý phân biệt ra hai loại đất phèn nặng và đất phèn trung bình (hay đất phèn đã được cải tạo), gieo cấy vụ Đông xuân hay vụ Hè thu. Dù vụ nào, đất phèn thuộc loại nặng hay trung bình thì phân lân (P) vẫn được coi là thành phần quan trọng nhất.
Khi bón lân, một phần lân dễ tiêu được cung cấp ngay cho cây, một phần lân khác bị kết hợp với Fe, Al để thành phốt phát - Fe, Al khó tan. Tuy hiện tượng này làm lượng lân sử dụng trên đất phèn phải tăng lên vì một phần lân đã kết hợp với một số lượng khá lớn Fe, Al thành dạng khó di động nên sẽ không trực tiếp làm tác hại lên bộ rễ lúa, do đó lúa tránh được hiện tượng ngộ độc của phèn. Do vậy, đối với đất phèn nặng thì lượng lân (P2O5) phải được bón từ 60-80 kg/ha, còn trên đất phèn đã trồng lúa nhiều năm hay đất phèn trung bình thì lượng lân có thể giảm xuống đến khoảng ½ lượng phân bón trên đất phèn nặng.
Ví dụ, vào vụ Đông xuân công thức bón phân cho lúa trên đất phèn năng được khuyến cáo giao động từ 70-80 kgN+ 60-80 kgP2O5 + 30-50 kgK2O. Còn với vụ Hè thu thì lượng phân được khuyến cáo là 60-70 kgN + 70-90 kgP2O5 + 30-40 kgK2O. Trên đất phèn trung bình hay phèn nhẹ, vụ ĐX khuyến cáo bón 80-90 kgN+ 30-50 kgP2O5 + 30-40 kgK2O. Vụ HT khuyến cáo bón 60-70 kgN + 40-50 kgP2O5 + 30-40 kgK2O. Lân được khuyến cáo bón lót khoảng ½ lượng cần bón dưới dạng hoặc phân lân nung chảy hoặc phân lân hữu cơ hiệu Đầu Trâu.
Ở ĐBSCL do lân nung chảy hiếm nên từ lâu bà con nông dân đã quen sử dụng phân lân hữu cơ Đầu Trâu của Bình Điền. Trên đất phèn nặng bón lót 350-400 kg/ha, còn trên đất phèn nhẹ bón 200-300 kg/ha. Sau khi sạ lúa được 7-10 ngày sẽ tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân Đầu Trâu chuyên dùng cho lúa như Đầu Trâu 997 hay Đầu Trâu 97 hoặc Đầu Trâu TE-01. Đến khoảng 15-20 ngày sau sạ bón thúc đợt 2 bằng Đầu Trâu 998 hoặc Đầu Trâu TE-01. Khi lúa được 40-45 ngày bón thúc đợt 3 bằng phân Đầu Trâu 999 hoặc Đầu Trâu TE-02 theo khuyến cáo có ghi trên bao bì. Các loại phân nói trên là các loại phân chuyên dùng cho lúa.
Những nơi bà con đã quen dùng phân 997, 998, 999 thì nên tiếp tục dùng. Còn những nơi có phân Đầu Trâu TE-01 và TE-02 thì dùng 2 loại này sẽ rất tốt. Hai lần bón thúc đầu dùng loại phân Đầu Trâu TE-01, lần bón thúc cuối dùng loại Đầu Trâu TE-02 sẽ đơn giản hơn. Số lượng phân ĐT TE-01 và TE-02 bón từng thời kỳ được giới thiệu tóm tắt dưới đây (không kể lượng lân hữu cơ ĐT được bón lót với lượng 200-300 kg/ha).Thời kỳ bón Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Lượng phân bón (kg phân/ha) Lượng phân bón (kg phân/ha) 07 - 10 ngày 150 - 200 ĐT TE-01 100 - 120 ĐT TE-01
15 - 20 ngày 150 - 200 ĐT TE-01 100 - 150 ĐT TE-0140 - 45 ngày 100 - 200 ĐT TE-02 80 - 100 ĐT TE-02
(Tuỳ theo mức độ phèn mà điều chỉnh lượng phân bón trong quy trình trên ở mức thấp, trunh bình hoặc cao hơn cho phù hợp).
Related news
Một phóng sự ngắn phát trên VTV Cần Thơ cho thấy hiện vẫn còn khá nhiều người trồng lúa ĐBSCL vẫn hiểu và áp dụng sai kỹ thuật bón phân cho giai đoạn này.
Vụ ĐX 2017 – 2018, nhiều cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định đưa vào SX các giống lúa TBR36, TBR225, TBR1 của TCty CP Giống cây trồng Thái Bình
Giống lúa siêu năng suất CXT30 do PGS.TS Tạ Minh Sơn và ThS Nguyễn Thị Tuyết chọn tạo, có TGST từ 93-95 ngày, năng suất tiềm năng đạt 10 tấn/ha
Lúa đông xuân 2017-2018 ở huyện Núi Thành đang xuất hiện rầy nâu gây hại mạnh trên diện rộng, bà con nông dân cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ.
Giống lúa AA 333 (ĐTM 126). Khu vực được khuyến khích trồng từ Trung bộ, Tây nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long...