Phòng Trừ Bệnh Vàng Lá Sinh Lý Lúa Xuân
1. Bệnh nghẹt rễ lúa:
Triệu chứng: Khi bệnh mới phát sinh thì ngọn lá lúa biến vàng, ngọn lá đỏ khô. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít, bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do đất thiếu oxi, gây tình trạng yếm khí. Hiện tượng này thường xảy ra khi bón nhiều phân hữu cơ chưa hoai mục, đất ruộng có thành phần cơ giới nặng, đất không được phơi ải, đất ngập nước thường xuyên, … Khi đó trong đất tích tụ nhiều khí độc như CH4; H2S; các ion Fe+2, Ngoài ra, khi không đủ oxi, các chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn, tạo ra các axít hữu cơ làm tăng độ chua của đất, tác động xấu đến sự hô hấp của rễ.
Biện pháp khắc phục: Những chân ruộng như trên, thì cần bón lót vôi bột 20-25kg/sào (360m2) trước khi làm đất+2-3 gói PenacR P (gói màu vàng, có tác dụng kích hoạt vi sinh vật có ích sinh trưởng mạnh và ức chế vi sinh vật có hại).
Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục cho các chân ruộng này. Bón lót nhiều lân, nhiều kali, giảm đạm. Cấy xúc hoặc cấy nông tay.
Khi lúa chớm bị bệnh, cần tháo cạn nước trong 5-7 ngày cho khô nứt chân chim (độ ẩm khoảng 60%). Bón vôi bột (25-30kg/sào) hoặc lân supe (15-20kg) làm cỏ sục bùn, phun phân bón qua lá: A-H 503; K-H; Atonic; YogenR; đạm Thiên nông, … 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5ngày. Chú ý tuyệt đối không được bón đạm.
Khi nào lá lúa xanh trở lại, ra thêm lá, rễ trắng mới thì mới được bón đạm. Cần phân biệt với vàng lá do bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn gây ra.
2. Bệnh vàng lá do thiếu dinh dưỡng:
Bệnh vàng lá do thiếu đạm: Triệu chứng, lá lúa có màu vàng sáng, những lá gốc bị vàng trước, sau đến các lá phía trên. Cây lúa lùn, các lá mọc thẳng đứng, tốc độ đẻ nhánh chậm. Hiện tượng thiếu đạm thường xảy ra với đất cát pha, bạc màu, khô hạn, bón ít phân hữu cơ.
Cách khắc phục: Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, phân lân vi sinh, phân đa yếu tố, bón phân cân đối giữa đạm, lân, kali, tránh bón đơn độc đạm để cho lúa sinh trưởng khoẻ mạnh, phòng chống tốt các bệnh truyền nhiễm.
3. Vàng lá do thiếu kali:
Triệu chứng: Lá lúa có màu vàng da cam, vàng nâu, Vệt vàng phát sinh từ đỉnh phiến lá rồi lan theo mép lá xuống phía gốc lá. Nhiều khi trên phiến lá xuất hiện
các đốm nâu. Phần phiến lá không bị vết bệnh có màu xanh đen.
Bệnh thiếu kali thường xảy ra trên chân đất lầy thụt, bón quả nhiều đạm, bón ít kali.
Cách khắc phục: Bón thêm kali mỗi sào lúa bón 4-6kg kali clorua, ngừng bón đạm. Khi nào lá lúa có màu xanh nhạt (giai đoạn lúa đẻ nhánh) hoặc xanh màu lá gừng (giai đoạn trỗ -chín) là được.
Đối với những loại chân đất lầy thụt, đất hẩu, chân ngập nước thường xuyên thường giàu đạm, thiếu kali. Bà con canh tác trên những chân đất này chú ý bón giảm đạm, tăng lân và kali.
4. Thiếu lân:
Triệu chứng: Thiếu lân rễ phát triển kém, tốc độ ra lá, cây sinh trưởng chậm. Lá chuyển từ màu xanh sang xanh đậm không bóng, phiến lá hơi cong lòng mo, sau phiến lá dần dần chuyển sang màu vàng, lá gốc nhanh vàng khô, có trường hợp mép lá bị biến vàng, quả chín chậm và lép nhiều. Những chân đất lầy thụt, chua mặn, thường xuyên ngập nước, thường thiếu lân.
Cách khắc phục: Bón thêm lân 10-15kg/sào. Đối với đất chua nên bón vôi trước khi bón các loại lân có tính axit (super lân Lâm Thao đơn và kép) khoảng 5-7ngày hoặc bón các loại lân có tính kiềm như: Lân nung chảy Văn Điển, Apatit Lào Cai, Tecmô phốt phát, … Cho hiệu quả kinh tế hơn
Related news
Đây là phương thức không chỉ đảm bảo thời vụ, tiết kiệm công mà còn hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa giai đoạn đầu sau gieo cấy
Nghẹt rễ ngộ độc hữu cơ là hiện tượng cây lúa bị còi cọc, lá biến vàng, thân nhỏ yếu ớt, nhổ lên thấy rễ bị đen, vàng, ít rễ trắng thâ
Trên thực tế nhiều bà con sạ dày và thiệt hại do bón thừa phân đạm vẫn còn khá phổ biến, xuất hiện rải rác trong các vụ mùa trong năm.
Lúa Dibar 10373 đem lại năng suất tương đối, kháng sâu bệnh, chất lượng gạo ngon, cơm mềm... đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân
Quá trình bồi tụ trên nền biển dòng phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, địa hình khá bằng phẳng, phù hợp phát triển cây lương thực và các loại cây rau