Ý Chí Của Anh Hậu Gù
Bị khuyết tật (gù lưng), nhưng vượt qua khó khăn, anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 1976, ở thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) bây giờ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt...
Anh Hậu bảo: “Thời gian đầu tôi chọn hướng nuôi gà Đông Tảo, gia đình và hàng xóm xung quanh rất nghi ngờ khả năng thành công của tôi vì không ai tin một người khuyết tật như tôi, vừa thiếu vốn, vừa thiếu kỹ thuật có thể thành công được”. Nhưng với quyết tâm chứng tỏ mình “tàn mà không phế”, anh vay vốn ngân hàng để đầu tư trang trại chăn nuôi kết hợp gà Đông Tảo - lợn nái.
Ban đầu, người tiêu dùng chưa quen với giống gà Đông Tảo (vì họ nghe nói gà Đông Tảo là giống gà ngố, gà tồ…) nên e ngại mua, anh Hậu chỉ dám nuôi 50 con. Khi gà lớn, anh Hậu chở đến bán khuyến mãi cho các mối buôn gà các khu chợ ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội. Sau khi ăn, những nhà buôn thấy thịt gà Đông Tảo ngon mà giá không cao, nên bắt đầu đặt hàng.
Năm 2006, anh Hậu tiếp tục đầu tư 100 con gà bố mẹ. Nhờ chăm sóc tốt, 6 tháng sau, đàn gà bắt đầu đẻ trứng với số lượng trung bình 50 quả/ngày, và anh Hậu thu được 30 con gà giống sau khi ấp. Từ đó, gia đình anh có thu nhập ổn định và tăng dần lên cùng với việc người đến đặt mua con giống cũng tăng mạnh.
Năm 2012, khi thị trường gà Đông Tảo bắt đầu bão hòa, anh tiến hành nuôi ngan trên sàn lưới nhựa. Từ sáng kiến nuôi ngan này, anh Hậu đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh trong chăn nuôi, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. “Sau gần 7 năm nuôi gà Đông Tảo, ngan và lợn, gia đình tôi đã thoát nghèo, mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng” - anh Hậu khoe.
Từ năm 2006 đến nay, mô hình nuôi gà Đông Tảo và ngan thả sàn lưới nhựa được nhân rộng ra toàn huyện Phù Cừ, anh Hậu truyền đạt kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho các hộ muốn học nghề.
Bà con muốn học hỏi kỹ thuật chăn nuôi, mua gà, lợn thịt liên hệ với anh Hoàng Trọng Hậu qua số điện thoại: 0988338712
Related news
Cá có màu sắc đẹp, mình xanh bóng, đuôi và vây đỏ cam; thịt thơm ngon, béo ngậy. Chế biến món ăn đang thịnh hành là nướng muối ớt hay kho tiêu, ăn với cơm cháy thì rất hấp dẫn. Trước đây, cá “heo” cũng như cá linh, cá chốt là sản vật bình thường, gần đây trở thành đặc sản có tiếng của ĐBSCL do nuôi được nhiều, bán khắp nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao. Vì cá có màu sắc đẹp, nhiều người còn nuôi làm cảnh.
Tổng sản lượng thu hoạch toàn tỉnh ước đạt 245,3 nghìn tấn, đạt 100,12 % kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó sản lượng tôm biển đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh ở tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Hiệp hội có trên 2.000 ha ao nuôi, đến nay đã thả gần 50% diện tích nhưng cũng có 40-50% trong đó thiệt hại, phần lớn tôm chết do bệnh đốm trắng.
Theo Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, trên đoạn sông Hậu dài khoảng 1 km nằm dọc theo cồn Sơn, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy hiện có 52 bè cá của người dân chủ yếu là nuôi cá điêu hồng, thát lát cườm. Hằng năm cung cấp trên 530 tấn cá các loại ra thị trường Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".