Xuất khẩu vào Australia tăng trưởng mạnh
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 1-2015, kim ngạch XK các mặt hàng sang thị trường Australia đạt 742,8 triệu USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2014. Sau hai tháng liên tục sụt giảm kim ngạch XK (hai tháng đầu năm giảm 10,7% so với cùng kỳ 2013), kim ngạch XK của Việt Nam sang Australia bắt đầu đà tăng trở lại.
Trong tháng 3, XK vào thị trường này đã tăng 25% so với tháng 2 và tăng 1,2% so với cùng kỳ 2014. Kim ngạch XK quý 1-2015 tăng chủ yếu do các mặt hàng máy tính, sản phẩm điện, điện tử tăng 224,6% điện thoại các loại và linh kiện tăng 99,8%, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 93,4%, kim loại thường khác và các sản phẩm tăng 61,9%, hạt tiêu tăng 59,6%, giày dép các loại tăng 50%...
Thống kê của Thương vụ Việt Nam tại Australia cho thấy, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia từ 3,3 tỷ USD năm 2009 đã tăng gần 2 lần vào năm 2014 với giá trị đạt hơn 6 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK của Việt Nam đạt 3,99 tỷ USD và NK đạt 2,06 tỷ USD.
Hiện, Australia là thị trường XK đứng thứ 8 của Việt Nam. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 3,99 tỷ USD và NK 2,06 tỷ USD (Việt Nam đã xuất siêu 1,93 tỷ USD sang Australia). Trong các mặt hàng XK sang thị trường Australia năm 2014, nhóm mặt hàng nông sản, thủy sản đã có tốc độ tăng trưởng tốt nhất, tăng 17,5% so với năm 2013.
Trong đó, mặt hàng hạt tiêu tăng 52,5%, thủy sản tăng 20,7%, hạt điều tuy tăng trưởng chỉ 12,6% nhưng lại là mặt hàng đang chiếm lĩnh thị trường Australia, chiếm tới 96% thị phần NK hạt điều của Australia. Bên cạnh nông sản nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đạt được mức tăng 13,9% so với năm 2013.
Trong đó, một số mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch đột biến như sắt thép tăng 121%; dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%; xi măng tăng 255%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%; hàng dệt may tăng 46,7%; túi xách, ô, mũ tăng 39,4%; giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%.
Theo nhận định của Thương vụ Việt Nam tại Australia, danh mục hàng hóa XK vào Australia tương đối đa dạng. Một số mặt hàng thâm nhập thị trường khá thuận lợi nhờ nhu cầu tiêu dùng tốt. Điển hình là hàng thủy sản. Hiện mặt hàng thủy sản Việt Nam đang XK nhiều nhất sang Australia là tôm, chiếm 59% giá trị XK của thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, trong đó tôm đông lạnh chiếm gần 25%. Trên thị trường tôm của Australia, Việt Nam đang chiếm 30% thị phần, chỉ sau Trung Quốc 35%. Song, đối với sản phẩm tôm chế biến, Việt Nam đang dẫn đầu.
Ngoài ra, mới đây, Bộ Nông nghiệp Australia vừa có văn bản chính thức cho phép NK trái vải tươi của Việt Nam kể từ ngày 18-4. Thương vụ Việt Nam tại Australia nhận định, việc đưa trái vải thành công vào thị trường Australia sẽ đồng thời mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài…
Nhu cầu các mặt hàng của thị trường Australia đều rất lớn. Mỗi năm, Australia NK khoảng 80 tỉ USD, tuy nhiên kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này mới chỉ đạt gần 4 tỉ USD. Do vậy, dung lượng thị trường còn rất lớn, nếu DN nỗ lực thực hiện công tác xúc tiến thị trường, tìm kiếm cơ hội thì kim ngạch XK vào thị trường Australia còn tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, đây là thị trường yêu cầu cao về chất lượng. Đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm, Australia áp dụng quy định “Lệnh giữ hàng” để xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu.
Khi DN nào đã bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép NK vào thị trường hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau đó nếu vi phạm lần đầu và là vi phạm các lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì. Do vậy, muốn đẩy mạnh XK sang thị trường này các DN XK thực phẩm nên chú ý đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Related news
Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.
Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.
Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.
Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.