Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Tăng Nhờ Tôm Chân Trắng Và Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Xuất Khẩu Tăng Nhờ Tôm Chân Trắng Và Nguyên Liệu Nhập Khẩu
Publish date: Tuesday. September 23rd, 2014

8 tháng đầu năm 2014, XK thủy sản đạt 5,08 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm. Đây là nhóm sản phẩm có giá trị XK cao nhất 2,56 tỷ USD, tăng đến 48,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Nỗ lực đẩy mạnh XK, tìm kiếm nguồn nguyên liệu để NK phục vụ cho các đơn hàng, các DN thủy sản đã vượt qua gần 2/3 “chặng đường” của năm và chắc chắn vượt kế hoạch đề ra 7 tỷ USD từ đầu năm 2014.

Tôm tăng trưởng cao nhờ giá

Tính đến hết tháng 8/2014, giá trị XK mặt hàng tôm chiếm 50,4% tổng kim ngạch XK thủy sản. Tỷ lệ này tăng 8,83% so với cùng kỳ năm 2013. Nếu cùng kỳ năm trước, tôm chân trắng và tôm sú chiếm tỷ trọng tương đương 46% trong tổng XK thì cho đến cuối tháng 8 năm nay, giá trị XK đã tăng lên 58,6%, tôm sú giảm xuống chiếm tỷ lệ gần 35%.

Sau EMS, các nguồn cung lớn trên thế giới như: Thái Lan và Trung Quốc phục hồi chậm, cộng thêm giá cả tại nhiều thị trường NK tăng cao giúp cho tôm Việt Nam cùng Ecuador, Indonesia và Ấn Độ trở thành những nguồn cung quan trọng trên thế giới.

Nắm lấy cơ hội này, Việt Nam chủ động duy trì diện tích nuôi tôm sú, đồng thời tăng 245,3% diện tích nuôi tôm chân trắng (tính đến cuối tháng 7/2014). Sản lượng thu hoạch tôm của cả nước tăng mạnh, trong đó, sản lượng tôm sú tăng 91% còn tôm chân trắng tăng tới 449,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu đặt hàng tôm tăng tại thị trường Mỹ, đẩy giá tôm tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam tăng lên trong nhiều tháng qua. Nửa đầu năm nay, giá trung bình của tôm NK vào Mỹ tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, 8 tháng đầu năm nay, XK tôm sang thị trường Mỹ tăng khả quan.

Trong đó, quý I/2014, giá trị XK tôm sang Mỹ tăng mạnh nhất trong nhóm thị trường XK hàng đầu của tôm Việt Nam từ 163-299,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính cả quý I/2014, giá trị XK tăng 200,2% so với quý I/2013. Từ quý II/2014, tăng trưởng về giá trị XK sang thị trường Mỹ giảm so với đầu năm nhưng vẫn tăng từ 15-104% so với cùng kỳ năm trước.

Sự gia tăng NK từ khách hàng Mỹ và EU cũng kéo giá NK tôm đông lạnh của Nhật Bản tăng 20% từ tháng 6/2014. Sau rào cản kháng sinh, XK sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng khá tốt. Kết thúc tháng 8/2014, giá trị XK tôm sang Nhật Bản tăng 5,2%, sang EU tăng 96,2%, sang Trung Quốc tăng 32,4% Và sang Hàn Quốc cũng tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết tháng 8/2014, giá trị XK cá tra giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự khó khăn của các DN XK cá tra ngay từ đầu năm nay. Giá trị XK sang 2 thị trường XK lớn nhất là EU và Mỹ đều giảm lần lượt 7,3% và 19,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu 8 tháng đầu năm 2013, riêng 2 thị trường này đã chiếm tới 45,6% tổng giá trị XK thì nay đã giảm 5,6% chỉ còn chiếm 39,7%. Sự giảm sút ở 2 thị trường XK chính đã buộc các DN XK cá tra chuyển hướng sang 2 thị trường nhỏ hơn là ASEAN và Brazil.

Có thể nói, 8 tháng XK đầu năm, DN cá tra đã nỗ lực hết sức tại ASEAN và Brazil để mong bù đắp sự thiếu hụt tại 2 thị trường NK hàng đầu là EU và Mỹ. Mặc dù, giá trị XK khá ổn định nhưng không thể kéo tổng giá trị lên khỏi mức tăng trưởng âm 1%.

8 tháng đầu năm, XK cá ngừ giảm 13,4%, các sản phẩm hải sản khác tăng trưởng khá: cá các loại tăng 18%; nhuyễn thể tăng 13%; cua ghẹ và giáp xác khác tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo các DN XK hải sản, kết quả này không như mong đợi và nếu tình hình XK quý IV cuối năm không khả quan thực sự thì tổng XK hải sản cả năm chỉ xấp xỉ hoặc nhỉnh hơn so với năm 2013. Khó khăn chủ yếu là nguồn nguyên liệu trong nước và sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường NK lớn.

Gia tăng nhập khẩu để tăng giá trị đơn hàng

Ngoài sự nỗ lực đẩy mạnh XK của bản thân từng DN thủy sản, kết quả XK 8 tháng đầu năm nay còn nhờ sự chủ động tìm kiếm nguyên liệu NK khi nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của nhà máy. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, năm 2013, các DN XK buộc phải gia tăng NK nguyên liệu, do đó, tổng kim ngạch XK năm này tăng 10% so với năm trước lên 720 triệu USD.

Trong đó, cá các loại (chủ yếu NK cá hồi) chiếm đến 35,77%, tiếp đó là tôm chiếm 32,8% và cá ngừ chiếm 22,2% tổng giá trị NK. Năm ngoái, tranh thủ cơ hội sau Hội chứng tôm sớm EMS, các DN XK chủ động đẩy mạnh thu gom tôm nguyên liệu tại tất cả các địa phương trên cả nước nhưng vẫn không đủ, họ phải tăng NK từ các nguồn cung lớn như: Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan. Năm ngoái, riêng Ấn Độ đã chiếm tới 66,3% tổng giá trị NK.

Tính đến nửa tháng 9 năm 2014, tổng giá trị NK thủy sản đã đạt 758 triệu USD, vượt 37,7 triệu USD so với cả năm 2013. Nếu không đẩy mạnh NK để chủ động hơn cho các đơn hàng, giá trị XK của các DN khó có thể đạt được so với kế hoạch trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên hầu hết thị trường NK lớn.


Related news

Thái Lan Có Thể Trở Lại Vị Trí Nước Xuất Khẩu Gạo Số 1 Thế Giới Thái Lan Có Thể Trở Lại Vị Trí Nước Xuất Khẩu Gạo Số 1 Thế Giới

Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse khẳng định Thái Lan năm nay có thể trở lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Tuesday. October 7th, 2014
Giá Điều Sẽ Tốt Hơn? Giá Điều Sẽ Tốt Hơn?

Vào thời điểm này, nông dân trồng điều ở các tỉnh phía Nam đang bắt đầu chăm sóc vườn điều để chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới đầu năm 2015.

Tuesday. October 7th, 2014
40 Học Viên Được Đào Tạo Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Phạm VietGAP 40 Học Viên Được Đào Tạo Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Phạm VietGAP

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ và nông dân về nuôi trồng thủy sản theo quy phạm VietGAP.

Tuesday. October 7th, 2014
Săn Cá Ngừ… “Hàng Bay” Săn Cá Ngừ… “Hàng Bay”

Ngư dân Phú Yên có đội tàu hùng hậu với 585 chiếc chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương. Nghề đánh bắt cá ngoài khơi xa tạo mối liên kết, cứ 100 tàu cá là bạn hàng của một công ty, doanh nghiệp thu mua. Khi đội tàu đánh bắt về, các công ty “săn” cá ngừ đại dương chất lượng “hàng bay” để thu lợi, tuy nhiên mặt hàng này rất khan hiếm.

Tuesday. October 7th, 2014
Huyện U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng Huyện U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng

Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.

Tuesday. October 7th, 2014